Chính sách & Quản lý

Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây

PV 21/05/2024 11:05

Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, con đường phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội. Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Thành công của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2022 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023 đã mang đến động lực và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự phát triển của quan hệ song phương. Việc hai bên thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới với sự tin cậy chính trị vững chắc hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn.

1.png
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội và đồng chí Phương Hồng Vệ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An trao đổi tại buổi làm việc.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội có mối quan hệ hợp tác với gần 100 thành phố lớn trên thế giới, cách đây 30 năm, Hà Nội và Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ hữu nghị chính thức. Thành phố cũng có chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác với tỉnh Thiểm Tây với mong muốn giữa Hà Nội và Thiểm Tây và thành phố Tây An đẩy mạnh hợp tác, nhất là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thành ủy thông tin, chia sẻ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô có lịch sử nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước với 5.922 di tích, trong đó có 01 di sản thế giới là di tích Hoàng thành Thăng Long, nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội có quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, GRDP năm 2023 đạt 6,27%, cao hơn bình quân chung của cả nước là 5,05%; đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, đạt gần 3 tỷ USD. Tương đồng với Tây An, Hà Nội có 90 trường ĐH, CĐ, các cơ quan, viện nghiên cứu. Khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt, trong đó có 6 - 7 triệu khách quốc tế. Trong nhóm khách quốc tế đến Việt Nam thì du khách Trung Quốc nằm trong nhóm 8 quốc gia đến Hà Nội nhiều nhất. Hà Nội đang chuẩn bị trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn.

Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: Trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi vui mừng dẫn đầu đoàn đại biểu thành phố Hà Nội sang thăm và làm việc tại Thiểm Tây lần này, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Đoàn đại biểu Thành phố đã dành thời gian tìm hiểu về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh Thiểm Tây thông qua khảo sát nhiều di sản, di tích, bảo tàng quan trọng: Binh Mã Dõng, Bảo tàng Tỉnh Thiểm Tây,… Hà Nội và Thiểm Tây đều là các địa phương có hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng. Việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm khai thác hệ thống di sản văn hóa này với những giá trị tiềm ẩn nhằm tạo động lực mới trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng chắc chắn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy cũng đề nghị một số phương hướng hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian tới như sau:

Một là, thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc song phương giữa hai địa phương bao gồm cả cấp lãnh đạo và cơ sở. Trong đó khuyến khích các cơ quan chuyên môn của hai bên nghiên cứu, đề xuất các hình thức tiếp xúc, trao đổi đoàn, triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực. Thành phố Hà Nội hoan nghênh lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Thiểm Tây và thành phố Tây An sang thăm và làm việc tại Hà Nội, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị cấp địa phương, góp phần vun đắp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

Hai là, mở rộng, đi sâu hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm trao đổi chuyên gia, tọa đàm khoa học, chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn di sản, khai thác các giá trị di sản văn hóa. Trước mắt chúng tôi rất mong có thể hợp tác với tỉnh Thiểm Tây trong nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng các cung điện và phát huy các giá trị nhiều mặt của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.

Ba là, Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch, khai thác các tuyến du lịch mới giữa Hà Nội với Thiểm Tây, phối hợp quảng bá tài nguyên du lịch của hai địa phương, góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cương hiểu biết hữu nghị giữa hai bên.

Bốn là, thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư trong các lĩnh vực hai bên quan tâm và có thế mạnh. Hà Nội hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tập đoàn có thế mạnh về vốn, công nghệ của Trung Quốc sang Hà Nội đầu tư mới, mở rộng kinh doanh, nhất là trong những lĩnh vực mới như: chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường,…

Thay mặt đoàn đại biểu Thành phố, Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây và các đồng chí lãnh đạo, cán bộ các cơ quan liên quan của tỉnh đã dành cho đoàn đại biểu thành phố Hà Nội sự đón tiếp trọng thị, chu đáo. Qua đó, Đồng chí Phó Bí thư mong muốn trong thời gian tới, quan hệ hữu nghị hợp tác Hà Nội - Thiểm Tây tiếp tục phát triển, góp phần vun đắp quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam, Trung Quốc. Thừa ủy quyền của tập thể lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Đồng chí Nguyễn Văn Phong trân trọng mời các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây sang thăm và làm việc với Hà Nội vào thời điểm thích hợp để tăng cường hợp tác giữa Hà Nội và Thiểm Tây.

2.png
Đồng chí Nguyễn Văn Phong trao đổi thông tin với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây (Trung Quốc)

Đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thiểm Tây, Bí thư Thành uỷ Tây An cho biết: Thiểm Tây là một trong những cái nôi của nền văn hóa Trung Quốc, từng là kinh đô của 14 triều đại với bề dày lịch sử và các di tích nổi tiếng. Thiểm Tây còn là một trong những căn cứ cách mạng nơi Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà cách mạng tiền bối đã từng hoạt động trong suốt 13 năm.

Tây An chiếm vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc, trong những cố đô của Trung Quốc, kinh đô Trường An (nay là Tây An) là kinh đô đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất dưới triều đại Tần, Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Danh thắng nổi tiếng nhất ở Tây An là lăng mộ Tần Thủy Hoàng và bảo tàng Binh Mã Dõng. Bảo tàng Tây An với khoảng 100.000 hiện vật là bảo tàng tích hợp di tích văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục xã hội. Ngày nay, Thiểm Tây là tỉnh giàu về tài nguyên khí đốt, than đá... là địa phương đứng tốp đầu của Trung quốc về phát triển về năng lượng mới. Với đường sắt, đường bộ, đường không, Tây An đã phát triển rất mạnh mẽ hệ thống giao thông và đang nỗ lực để trở thành thành phố quan trọng của Trung Quốc.

3.png
Đoàn đại biểu hai thành phố Hà Nội - Tây An chụp ảnh lưu niệm

Thiểm Tây đã thiết lập quan hệ hữu nghị với 40 thành phố, 33 quốc gia. Mặc dù khoảng cách giữa Thiểm Tây không gần với Việt Nam nhưng hiện có hơn 700 học sinh Việt Nam đang học tại 12 cơ sở giáo dục, Thiểm Tây cũng đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam… Thiểm Tây và Hà Nội đều có chung nền tảng là văn hóa, lịch sử lâu đời, chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội là động lực để hai thành phố phát triển trong thời gian tới. Đồng chí Phương Hồng Vệ vui mừng tin tưởng hai thành phố có sự tương đồng văn hóa, tương đồng lý tưởng và sẽ có nhiều hợp tác trong tương lai, hy vọng chuyến thăm đạt được nhiều thành công.

* Chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc với Cục Di sản văn hoá tỉnh Thiểm Tây. Tiếp đoàn có đồng chí Giá Cường, Cục trưởng và các đồng chí lãnh đạo Cục, các phòng chuyên môn của Cục. Hai bên đã trao đổi, chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đặc biệt là kinh nghiệm trong bảo tồn và phục chế các di vật, giám định các cổ vật trong nhà và ngoài trời tại các bảo tàng.

5.png
6.png
7.png
Một số hình ảnh Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc với Cục Di sản văn hoá tỉnh Thiểm Tây./.
Bài liên quan
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO