Y tế - Giáo dục

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục Thủ đô: Mô hình “Trường học điện tử” góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Long Biên

Sơn Dương 10:45 18/02/2025

Để góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục, nhiều năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND quận, ngành Giáo dục quận Long Biên đã đi đầu trong triển khai thực hiện mô hình “Trường học điện tử"; nay là “Trường học chuyển đổi số” nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và dạy học trong toàn ngành GD&ĐT quận Long Biên.

Quản lý toàn diện nhà trường trên môi trường số

Toàn quận Long Biên có khoảng 87.000 học sinh với 94 trường công lập, trong đó có 39 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 25 trường THCS; số trường ngoài công lập có 49 trường, trong đó có 43 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 2 trường THCS; và 91 nhóm lớp mầm non tư thục. Với mục tiêu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý trường học, xác thực thông tin học sinh, giáo viên trên nền tảng công nghệ số, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và các ngành liên quan; năm 2024, ngành GD&ĐT quận đã tham mưu UBND quận Long Biên ban hành bộ tiêu chí đánh giá “Trường hoc chuyển đổi số” nhằm cụ thể hoá các tiêu chí đáh giá và thay thế cho bộ tiêu chí đánh giá “Trường học điện tử” đã ban hành trước đây đảm bảo phù hợp với tình hinhg thực tế và sự thay đổi của khoa học công nghệ.

z6324664332394_391f5a64ea9b49aa5bc2c334e5877da0.jpg
Đồng chí Vương Hương Giang - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và đồng chí Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND quận Long Biên dự ngày hội CNTT ngành GD&ĐT quận Long Biên năm 2024.

Ghi nhận thực tế tại trường THCS Ái Mộ, qua thực tiễn triển khai, Ban lãnh đạo nhà trường và toàn thể giáo viên, học sinh đều phấn khởi và có chung đánh giá rất tích cực về tính năng, tác dụng, sự hiện đại và những tiện ích thiết thực của việc chuyển đổi số. Bà Phạm Thị Hải Vân, Hiệu trưởng trường THCS Ái Mộ cho biết, hiện nay nhà trường đã lắp đặt thử nghiệm hệ thống Camera AI tự động điểm danh học sinh, kiểm soát và quản lý an ninh ra, vào trường, tích hợp với cơ sở dữ liệu ngành để gửi thông tin đến cha mẹ học sinh khi học sinh vào và ra khỏi trường;

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của phòng GD&ĐT và chủ đề công tác năm của quận Long Biên, nhà trường đầu tư hệ thống đường truyền, các phần mềm phục vụ công tác quản lý và dạy học đảm bảo đáp ứng tốt công tác nghiệp vụ quản lý như: tra cứu, cập nhật bổ sung thông tin học sinh, giáo viên nhanh chóng trên nền tảng trực tuyến; đồng thời, cũng rất hữu ích đối với công tác quản lý học tập, học sinh được tiếp cận công nghệ số và được cung cấp những trải nghiệm học tập tốt hơn.

Còn tại trường THCS đô thị Việt Hưng, việc triển khai thực hiện chuyển đổi số cũng nhận được sự đánh giá hài lòng của nhà trường qua việc thu thập, quản lý dữ liệu về trường học, lớp học, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên, người học, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất trường học và các dữ liệu liên quan nguồn thu, chi. Đặc biệt, nhà trường đã thực hiện thu, nộp học phí và các khoản thu qua tài khoản, không dùng tiền mặt; yêu cầu giáo viên tích cực sử dụng các phần mềm trên môi trường số... góp phần nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục.

Quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số ngành giáo dục

Được biết, mô hình “Trường học chuyển đổi số, xác thực thông tin giáo viên và học sinh” là một trong những mô hình triển khai Đề án 06 của Chính phủ của quận Long Biên. Mô hình được triển khai với mục tiêu hướng tới xây dựng một môi trường kỹ thuật số an toàn, bảo mật thông tin liên quan đến việc học tập, giảng dạy và quản lý học sinh.

z6324675703195_b1989e5606cde5889d820640e081a866.jpg
z6324675666807_7b551e994b10c9088f399b07ddc73333.jpg
Đồng chí Phó Chỉ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà thăm quan khu trải nghiệm CNTT của các em học sinh quận Long Biên tại ngày hội CNTT cấp Thành phố.

Với thao tác đơn giản, giáo viên nhà trường chỉ cần đăng nhập ứng dụng quản lý trường học bằng tài khoản VNeID (SSO) kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ứng dụng này có các tính năng như: thu thập, quản lý dữ liệu về trường học, lớp học, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên, người học, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất trường học và các dữ liệu liên quan khác như quản lý nguồn thu, kết nối hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt... của nhà trường. Giải pháp của mô hình này nhằm thay thế việc ghi chép hồ sơ, sổ, sách, chương trình học một cách thủ công trước đây.

Tất cả các dữ liệu về trường học, lớp học, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên, người học, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và các dữ liệu liên quan khác của nhà trường được cập nhật trên hệ thống phần mềm, giúp nhà trường quản lý khoa học, đồng thời thuận tiện cho việc khai thác thông tin; học sinh cũng được tiếp cận công nghệ số và được cung cấp những trải nghiệm học tập tốt hơn. Việc triển khai mô hình là một bước đột phá mới trong chuyển đổi số ngành giáo dục, đảm bảo “tiện lợi, an toàn, bảo mật”, giúp các nhà trường, cơ sở giáo dục thuận tiện trong việc thu thập, quản lý dữ liệu về trường học, lớp học... trên môi trường điện tử; bên cạnh đó giúp giảm áp lực trong công tác quản lý hồ sơ, sổ, sách, chương trình học tập của nhà trường, đồng thời tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và giảng dạy.

Những hiệu quả tích cực từ mô hình chuyển đổi số trong ngành Giáo dục quận Long Biên.

Bà Đào Thị Hoa, Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên cho biết, nhiều năm qua ngành GD&ĐT quận đã tích cực, chủ động triển khai hiệu quả thực hiện tốt chủ đề năm của quận, triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác quản lý; dạy và học tại các nhà trường. Mức độ 3 cao nhất trong tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học và trong quản lý” có 32 trường (15 trường tiểu học; 17 trường THCS); 61/61 trường đạt mức độ 3 trong quản lý; 33 trường đạt mức độ 2 trong dạy học theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT.

z6324687086543_ff21482b4c8b6a1fd0e0fe89c8809a46.jpg
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Thị Thanh Hằng tại buổi toạ đàm về chuyển đổi số tại các trường học.

Năm học 2023-2024, ngành GD&ĐT quận Long Biên có nhiều điểm nhấn tích cực trong công tác ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT như:

Triển khai hiệu quả thí điểm nhận diện khuôn mặt điểm danh AI thông qua hệ thống CSDL ngành tại các trường: THCS Ngọc Lâm, Thượng Thanh, Đô thị Việt Hưng, Chu Văn An, Ngọc Thuỵ.

100% các trường triển khai dịch vụ thu phí dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt qua ứng dụng ngân hàng điện tử, phần mềm quản lý thu. (Tỷ lệ bình quân phụ huynh học sinh sử dụng dịch vụ 91,7%, vượt kế hoạch 6,7%. 100% các trường công lập tuyển sinh đầu cấp dùng dữ liệu định danh điện tử VNeID mức độ 2 để kiểm tra và đối chiếu thông tin cá nhân. Thực hiện việc khảo sát 100% HS lớp 5 trên máy tính thông qua phần mềm HanoiStudy; Thực hiện chấm bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh lớp 6 đối với trường THCS Nguyễn Gia Thiều và Chu Văn An bằng phần mềm chấm thi của Bộ GDĐT.

Đặc biệt, trong Ngày hội CNTT và Stem ngành GDĐT Quận, đã thu hút đông đảo các thầy cô giáo các trường tham gia xây dựng bài giảng điện tử với số lượng 276 sản phẩm; có 251 giáo viên, nhân viên tham dự thi kĩ năng CNTT và 06 gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm CNTT của 6 cụm chuyên môn. Với thành công từ ngày hội CNTT cấp Quận, sự quyết tâm hưởng ứng của các cụm chuyên môn, Ngành đã lựa chọn các sản phẩm xuất sắc tham gia dự thi cấp Thành phố với 18 sản phẩm, 09 Bài giảng Elearning, 04 Bài giảng STEM, 05 Sản phẩm CNTT, 12 giáo viên, nhân viên dự thi kỹ năng CNTT, 01 gian hàng giới thiệu các sản phẩm CNTT và 01 khu trải nghiệm của học sinh.

Tại Ngày Hội CNTT và STEM cấp Thành phố, quận Long Biên được đạt kết quả xuất sắc và là đơn vị được Sở GD&ĐT đánh giá đi đầu trong công tác chỉ đạo triển khai chuyển đổi số trong quản lý và dạy học; giải Nhất gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm, các ứng dụng CNTT trong dạy và học; 04 giải Nhất kĩ năng CNTT cho GV, NV; 04 giải Nhất về sản phẩm CNTT; 06 giải Nhì, 09 giải Ba, 06 giải Khuyến khích. 100% các sản phảm tham dự thi đều đạt giải.

Trong 7 nhiệm vụ và giải pháp năm học 2024 - 2025 của quận Long Biên, về nhiệm vụ phát triển hội nhập quốc tế; cấp Tiểu học và THCS, ngành GD&ĐT quận Long Biên đã và đang triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào giảng dạy, bước đầu tập trung vào sự phát triển năng lực công dân số cho học sinh. Để chuẩn bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi học sinh bắt đầu chủ động tham gia vào các phương tiện và thiết bị kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội,... Tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội và cá kỹ năng thực hiện trên không gian mạng.

Việc chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT quận Long Biên đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong quản lý, dạy học, kiểm tra và đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo./.

Bài liên quan
  • Ngành giáo dục Hoàn Kiếm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong trường học
    Giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng đến xây dựng một nền giáo dục mở. Để nâng cao chất lượng giáo dục, Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng đã chủ động tiên phong tham gia và nắm bắt cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo hướng đến chuyển đổi số toàn diện.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Bộ sưu tập tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới
    Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới. Bộ sưu tập này gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, phản ánh biến chuyển của đất nước và đời sống tinh thần của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục Thủ đô: Mô hình “Trường học điện tử” góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục Long Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO