"Dấu ấn thành Nam": Những mốc son trong dòng lịch sử dân tộc

Thạch Vũ| 29/01/2023 10:11

Ngày 28/1, tại không gian văn hóa Bảo tàng tỉnh Nam Định đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm "Dấu ấn thành Nam". Sự kiện do Bảo tàng tỉnh Nam Định và Trung tâm lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp tổ chức.

z4067982373275_51fb5f7784a3094737065264fc1bda55.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Nam Định.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng quá trình hình thành, phát triển, cùng danh xưng Nam Định và những giá trị lịch sử văn hóa của mảnh đất Thành Nam xưa, qua đó phát huy giá trị di sản tư liệu và di sản văn hóa phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng thức, tìm hiểu thông tin của người dân địa phương và du khách đến Nam Định.

Đến dự và cắt băng khai mạc có ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

z4067927380332_d64f1e6b537c3ee7e7d83d01c641c552.jpg
Không gian triển lãm.

Ban tổ chức cho biết, Thành Nam là tên gọi thân thương về đô thị cổ thuộc vùng hạ lưu sông Hồng, có lịch sử hình thành và phát triển gần 800 năm. Khởi đầu là Hành đô Tức Mặc rồi Hành cung Thiên Trường, Thành Nam là một trung tâm quyền lực, có vị thế như kinh đô thứ 2 sau Thăng Long của quốc gia Đại Việt ở thời Trần, thế kỷ XIII - XIV. Đây cũng là thời kỳ khởi đầu quá trình đô thị hóa cho sự ra đời của đô thị Vị Hoàng ở thế kỷ XVII - XVIII, trở thành trấn lị của trấn Sơn Nam Hạ (triều Tây Sơn), trấn lị Nam Định (năm 1822), tỉnh lị Nam Định (năm 1832) và trở thành một trong ba thành phố lớn ở Bắc Kỳ thời cận hiện đại.

Tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2006/QĐ-TTg định hướng quy hoạch, xây dựng phát triển thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của tỉnh, trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Triển lãm bao gồm 2 phần. Phần 1 chủ đề “Thành Nam trong dòng chảy lịch sử” giới thiệu các nội dung: Hành cung Thiên Trường (thế kỷ XIII - XIV); Đô thị Vị Hoàng (thế kỷ XV - XVIII); Thành Nam dưới triều Nguyễn và Pháp thuộc (thế kỷ XIX - XX).

Phần 2 chủ đề “Hướng đến đô thị hiện đại, thông minh, bản sắc và bền vững” gồm 2 nội dung: Thành Nam - Dấu ấn một chặng đường; Định hướng phát triển thành phố Nam Định.

Cùng với triển lãm “Dấu ấn thành Nam”, tại Bảo tàng tỉnh Nam Định dịp này cũng đã diễn ra khai mạc chợ Tết “Một thoáng thành Nam” nhằm phục vụ công chúng du xuân đầu năm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Dấu ấn thành Nam": Những mốc son trong dòng lịch sử dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO