Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp

KTĐT| 21/04/2021 18:13

Những bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm đại diện cho tâm hồn những sinh viên ra trận. Nó mang lại cái sức sống trẻ trung, tươi tắn, đẹp đẽ cho một nền thơ đã bắt đầu quá nghiêm trang, nghiêm trọng hướng tới chiến trường. Không gian Văn khoa Tổng hợp Hà Nội (nay là trường ĐH KHXH&NV - phóng viên) tràn ngập thơ ca. Thơ là thước đo của sinh viên văn chúng tôi.

-Hoàng Nhuận Cầm về!

Không biết đứa nào kêu lên mấy tiếng ấy làm tôi bật dậy, xỏ dép chạy ra hành lang ngó ngang ngó ngửa. Không chỉ tôi, hành lang dài trở nên nhốn nháo. Mọi người rì rầm hỏi nhau:-“Đâu? Đâu? Hoàng Nhuận Cầm đâu?”. Rồi tất cả nhao ra sân, náo động dưới dãy nhãn ký túc xá Mễ Trì nhìn lên. Một ai đó có vẻ thạo hơn:

-Lên tầng ba rồi. Phòng nữ năm thứ tư.

Tôi nhảy ba bậc cầu thang một nhịp để lên. Đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, thấy anh Cầm ngồi giữa nền nhà, xung quanh là các chị lớp trên đang cười nói vui vẻ. Hoàng Nhuận Cầm đó. Nhỏ nhắn, gầy đen, mặc quân phục, mũ tai bèo thả sau cổ. Tôi nhớ như in gương mặt khắc khổ và gầy hơn cả mức bình thường của anh. Tôi quay ra cầu thang cũng là khi các chị em tầng dưới đang ùn ùn kéo lên. “Sao? Anh Cầm ở phòng nào? Cậu gặp chưa?”. Tôi nói nhanh:

-“Trông thấy rồi. Nhỏ lắm. Phòng nữ K15 đấy. Chỗ chị Gái, chị Thảo, chị Bảy… ấy!”.

Không ngờ, câu nói của tôi sau này, bọn con gái cứ nhắc đùa mãi: “Thấy rồi. Nhỏ lắm”. Sau này, Hoàng Nhuận Cầm mới về tiếp tục học K19, rồi lại đi, đến K sau nữa mới nhập lại. khi đó, tôi đã là giảng viên. Và từ lúc đó, chúng tôi mới có dịp quen biết nhau hơn.

Cái thời đó, những người trượt bộ đội như chúng tôi còn buồn hơn cả người trượt đại học sau này. Người đi chiến trường về đều là những anh hùng. Những bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm đại diện cho tâm hồn những sinh viên ra trận. Nó mang lại cái sức sống trẻ trung, tươi tắn, đẹp đẽ cho một nền thơ đã bắt đầu quá nghiêm trang, nghiêm trọng hướng tới chiến trường. Không gian Văn khoa Tổng hợp Hà Nội tràn ngập thơ ca. Thơ là thước đo của sinh viên văn chúng tôi.

Cuối năm 1974, chúng tôi tổ chức đêm thơ đầu tiên trên không gian ký túc xá Mễ Trì do nhà thơ Đỗ Minh Tuấn khởi xướng và cựu chiến binh Phạm Hải Triều vẽ phông trang trí. Đêm thơ mang tên “Những gương mặt đẹp dưới vành mũ tai bèo”. Đó chính là đêm thơ đón chào các sinh viên rời mái trường trở về ngày càng đông sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Sinh hoạt đêm thơ khoa Ngữ văn khởi sắc từ đó và ngày càng trở thành một phong trào thơ ca phát triển rộng khắp, lan tỏa ra nhiều trường đại học khác. Cũng từ đó, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thành người đọc chủ lực trong mọi đêm thơ của phong trào học sinh, sinh viên Hà Nội cũng như nhiều trung tâm văn hóa trên đất Thủ đô hơn 40 năm.

     Tổ chức và dẫn dắt một đêm thơ là cả một công phu. Mỗi đêm thơ lớn, tối đa có thể có 28 nhà thơ tham gia đọc, thường là một nhà thơ đọc từ 2 đến ba bài.Người dẫn phải biết hết cả chừng ấy phong cách thơ để không những giới thiệu cho hấp dẫn mà còn  sắp xếp làm sao cho đêm thơ nồng nhiệt từ đầu đến cuối. Các nhà thơ đều đọc những bài tâm đắc của mình nên chất lượng khỏi lo. Tuy nhiên, phong cách trình bầy là rất khác. Có người trầm lắng, có người khúc triết, có người tâm tình thủ thỉ, có người sôi nổi…và có người…trịnh trọng diễn.

Kết hợp tất cả để thành một bản “hợp xướng” thơ là một điều rất khó. Có khi ngỡ là vỡ trận. Hoàng Nhuận Cầm có một phong cách cháy bừng bừng. Cả người anh là một bó đuốc cháy kiệt cùng với thơ mình trên sân khấu. Người nghe nhiều khi hốt hoảng nghĩ rằng, anh sẽ kiệt sức khi đọc câu cuối cùng. Nhưng, đột ngột giữa tiếng vỗ tay như sóng, tiếng ồn ã la hét đòi đọc lại, giữa rừng mũ và khăn tung lên, anh nở nụ cười hiền và lại giống như học trò có lỗi. Nhưng không phải vì anh lợi khẩu, trình diễn hay khoa trương gì cả. Anh đang hết mình vì thơ ca. Và cái vì nhất là…vì thơ anh rất hay.

Trong cuồn cuộn của nhịp điệu và tiết tấu kia là sự vật vã của từng con chữ, từng liên tưởng lạ lùng nhưng dễ thương, hồn nhiên, gần gụi mà bùng nổ. Thuốc nổ của anh là sự va chạm các hình ảnh bất chợt, bất thường. Xen giữa những câu thơ như bình dị là những kết hợp ngôn từ biệt dị. Xen giữa lối đi thơ dường như nhịp nhàng là sự buông phóng ý tứ không định trước, không lập trình, khó lường được. Xen giữa cái khuôn thức luân hồi bốn câu là sự tùy hứng lưu thủy hành vân từ khổ này qua khổ khác, bứt khỏi sự câu thúc, câu nệ. Bất ngờ và không thể đoán trước cái dòng chảy duy mỹ của anh sẽ rẽ theo lối nào. Nó ào ạt đập vào tâm cảm của người nghe đợt này, đợt khác, thắm thiết, sững sờ… Nhiều người thuộc thơ anh rồi nhưng vẫn thích nghe chính anh đọc.

 Bao giờ cũng vậy, chúng tôi thường xếp anh đọc vào gần cuối buổi để tạo cao trào và níu khách. Anh sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi của mình. Còn chúng tôi thì cho anh cái quyền muốn đọc bao nhiêu bài cũng được. Nhưng anh có một tư cách khiến mọi người yên tâm: Vì thành công chung của cả chương trình nên không bao giờ lạm dụng. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhà thơ Nguyễn Duy là những người từng trải mà mọi chương trình có thể yên lòng về họ.

Mà cái thời gian khó hậu chiến ấy, đi đọc thơ suốt đêm, không có nổi một thanh kẹo lạc. Chúng tôi hồn nhiên, có ai biết đâu rằng, anh Cầm cũng rất khó khăn, nhiều khi cần một quả trứng tươi cho con nhỏ cũng chưa chắc đã có.

     Anh Cầm ơi! Muôn vàn nhớ giọng thơ anh!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Phường Yên Nghĩa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ UBND lần thứ Nhất
    Ngày 22/7, Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa (TP. Hà Nội) đã tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030 với tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Đổi mới – Phát triển”. Đại hội Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa lần thứ Nhất đã thành công tốt đẹp, khẳng định tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của phường từ 1/7 đã được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
  • “Chuyến bay màu xanh”: Vietnam Airlines cùng Bộ Công an lan tỏa thông điệp yêu thương
    Tiếp nối các hành trình mang thông điệp nhân văn trong những năm qua, “Chuyến bay màu xanh – Vì bình yên cuộc sống” được Vietnam Airlines phối hợp cùng Bộ Công an tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tri ân và sẻ chia
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Mộc mạc hương vị bánh gio Liên Hồng
    Nhắc tới vùng đất xứ Đoài - huyện Đan Phượng trước đây, chúng ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Xưa kia Đan Phượng chính là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế. Không những vậy, Đan Phượng trước đây sở hữu những món ăn đã nổi tiếng khắp Thủ đô, như nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, cháo se Hạ Mỗ... và không thể không nhắc đến bánh gio Liên Hồng, nay thuộc xã Ô Diên - Thành phố Hà Nội.
  • Lắp rào kính cường lực trong điện Thái Hòa bảo vệ Ngai vua triều Nguyễn
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lắp đặt hệ thống hàng rào bằng kính cường lực để bảo vệ các bảo vật, hiện vật trưng bày ở điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện - chùm thơ là một nhắc nhớ về sự hy sinh mất mát của biết bao thế hệ vì độc lập tự do của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch để ứng phó với bão số 3
    Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quản lý; tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian có cảnh báo lũ...
  • Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
    Chiều 21/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức phiên thứ Nhất (phiên trù bị), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
  • Phú Thượng: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I
    Chiều 21/7, tại trụ sở Đảng ủy phường Phú Thượng, Ban Thường vụ Đảng ủy phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • “Những ngày phim Việt Nam” tri ân các anh hùng, liệt sĩ
    Từ ngày 21 đến 23/7, Viện Phim Việt Nam tổ chức “Những ngày phim Việt Nam” nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự kiện diễn ra tại rạp Ngọc Khánh, số 523 Kim Mã, Hà Nội.
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Phường Sơn Tây tổ chức hoạt động tri ân các gia đình người có công dịp 27/7
    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/ 2025), sáng ngày 21/7, Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã tổ chức 3 đoàn đi thăm, tặng quà 16 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
  • Hà Nội chủ động, tập trung ứng phó bão số 3
    Ngày 20/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND gửi Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO