Đào tạo nghề tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0

Khánh Vũ/HNM| 10/03/2019 11:23

Để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống đào tạo nghề đứng trước yêu cầu phải thay đổi phương pháp, đưa công nghệ mới vào giảng dạy các kỹ năng nghề nghiệp.

Đào tạo nghề tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0
Hệ thống đào tạo nghề cần thay đổi phương pháp, đưa công nghệ mới vào giảng dạy nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong ảnh: Sinh viên nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.Ảnh: Viết Thành

Ứng dụng công nghệ trong dạy nghề

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, từ 2 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, bên cạnh vai trò hàng đầu của hạ tầng công nghệ thông tin, trụ cột quan trọng khác của Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực, thay đổi chương trình đào tạo nghề, đào tạo đại học, sau đại học. Chỉ thị nêu rõ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được bắt đầu ngay từ khâu đào tạo nghề. Nhận thức rõ được vấn đề này, thời gian gần đây, nhiều viện, trường và các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước đã có những thay đổi trong phương pháp đào tạo nghề truyền thống với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ. Hà Nội là địa phương có nhiều trường nghề nhanh nhạy nắm bắt xu hướng này.

Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trở thành trường đào tạo nghề chất lượng cao của cả nước (Quyết định QĐ/TTg số 761 ngày 23-5-2014). Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để tiếp cận các doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường đã chủ động đầu tư về thiết bị và đào tạo nhân lực các lĩnh vực tự động hóa với 3 nghề điện công nghiệp, cơ điện tử và cơ khí. Đến thời điểm này, trường có tất cả các ngành nghề trọng điểm với nhiều công nghệ hiện đại như in 3D, dây chuyền công nghiệp hóa, trung tâm gia công tự động…, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng học tập và thực hành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 

Không chỉ các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghề, mà các viện nghiên cứu cũng có những bước chuyển mình đáng kể. Tiến sĩ Đỗ Trần Thắng, Trưởng phòng Cơ điện tử, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết: Viện có sự kết hợp chặt chẽ với các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội… trong khâu đào tạo nghề, đồng thời tận dụng nguồn lao động là đối tượng sinh viên trong các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm mẫu, giúp bồi dưỡng, phát triển các kỹ năng của sinh viên. 

Một trong những sản phẩm đó là cánh tay robot 6 bậc tự do SM6, có khả năng thay thế cánh tay người trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra, Tiến sĩ Đỗ Trần Thắng và các cộng sự còn nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều loại robot di động khác nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo, đặc biệt là lĩnh vực cơ điện tử. Nhờ nắm vững lý thuyết và được thực hành một cách bài bản, nhiều sinh viên khi ra trường, bắt đầu công việc tại các doanh nghiệp đã không cảm thấy bỡ ngỡ, có thể bắt tay ngay vào việc đúng với chuyên môn. 

Đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện đại

Xác định yếu tố then chốt để phát triển chính là con người, Trường Cao đẳng Điện lạnh Hà Nội cho biết đã đưa giáo viên sang Bỉ để đào tạo làm hạt nhân. Sau khi các giáo viên đó được công nhận là giảng viên toàn cầu thì trường sẽ thành lập Trung tâm đào tạo Nhà thông minh tiêu chuẩn KNX (tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý, điều khiển tòa nhà thông minh) để đào tạo lại cho giáo viên trong trường. Tại Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội, Hiệu trưởng Đào Công Hải cũng cho biết: Bên cạnh những chương trình đào tạo trong nước theo chuẩn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, nhà trường đã liên kết với các dự án quốc tế để bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên. Hiện nhiều giáo viên của trường đã và đang được đào tạo tại Hàn Quốc, Phần Lan và Australia.

Đưa sinh viên vào doanh nghiệp để đào tạo là một trong những mô hình mới được Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội áp dụng. Theo đó, nhà trường và doanh nghiệp phối hợp xây dựng chương trình phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường, phù hợp với máy móc thiết bị công nghệ của doanh nghiệp. Sau đó hai bên xây dựng chương trình ngắn hạn, từ 1 đến 3 tháng, thành modun môn học và đưa sinh viên vào cho doanh nghiệp đào tạo. Nhờ đó, sinh viên ra trường có thể đáp ứng được ngay nhu cầu của doanh nghiệp. Theo Hiệu trưởng Đào Công Hải, để tiếp cận được với Cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi sinh viên trường nghề phải chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng, trong đó quan trọng nhất là sử dụng được ngoại ngữ, nhạy bén về văn hóa, có tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng… 

Để thay đổi phương thức đào tạo trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những khó khăn mà các trường nghề hiện nay gặp phải là chi phí đầu tư cho công nghệ khá cao, trong khi cơ sở hạ tầng của nhiều trường còn lạc hậu và không đồng bộ. Ông Đồng Văn Ngọc cho rằng, Nhà nước cần có quy hoạch mạng lưới và đầu tư cho các trường đặt ở các trung tâm kinh tế mạnh. Ngoài việc chờ đợi cơ chế chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, bản thân mỗi trường cần chủ động có hướng phát triển phù hợp. Quan trọng nhất là trường phải có được sự đồng thuận, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, quản trị được các rủi ro trong hành trình phát triển.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Đào tạo nghề tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO