Danh y Hoàng Đôn Hòa

Hoàng Thế Xương (sưu tầm)| 23/07/2020 08:57

(Thành hoàng làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội)

Danh y Hoàng Đôn Hòa
Hàng năm, đến ngày mất của Thành hoàng Hoàng Đôn Hòa, làng Đa Sỹ lại tưng bừng mở hội kéo dài từ 12 đến 15 tháng Giêng (ảnh: truyenhinhdulichvietnam.vn)
Thần tích ghi rằng: làng Đa Sỹ, huyện Thanh Oai thờ Lương Y Dược Linh Thông Hoàng Đôn Hòa và Phương Dung Từ Thục Phu Nhân.

Dưới đời vua Lê Trang Tông, Dụ Hoàng Đế, niên hiệu Nguyên Hòa (1533 - 1548), dịch bệnh lan tràn. Ông đã phát tiền gạo và cho thuốc nhân dân, cứu sống rất nhiều người nên dân làng tôn xưng ông là vị phúc tinh, thanh danh của ông vang lừng khắp nước. Bấy giờ, trong triều công chúa Phương Anh bị bệnh, nhiều thầy thuốc chữa không khỏi, nhưng đã được ông chữa khỏi mau chóng. Nhà vua mến tài gả Phương Anh công chúa cho ông. Phương Anh (sau đổi là Phương Dung) phục tài chữa bệnh và mến phục đức giúp dân của chồng, nên xin về quê giúp chồng tiếp tục nghề thuốc. Hoàng Đôn Hòa và Phương Dung công chúa tự trồng, kiếm lấy thuốc, chọn lọc cây thuốc để chữa bệnh cho dân. Trong những năm dịch bệnh, nhân dân đã được cứu chữa tận tình và chu cấp cả tiền gạo. Đời vua Lê Thế Tông, năm Gia Thái thứ 2 (1574), triều đình đưa quân đánh dẹp nhà Mạc ở Nghệ An, Cao Bằng và nhiều nơi khác, quân sĩ thường bị lam sơn chướng khí sinh bệnh tật. Ông đã được điều động đi chăm lo sức khỏe cho quân với chức trách Điều hộ lục quân. Ông đã lập nhiều công lớn. 

Ông nắm rất rõ các cây cỏ làm thuốc sẵn có ở nước ta, lại biết nhiều phương pháp bào chế: thang, hoàn, tán, cao đan với cách uống, xoa, rịt, chườm, bôi… Ở vào hoàn cảnh bấy giờ, có được người thầy thuốc hết lòng thương dân, hết lòng cứu chữa cho mọi người, đó là phúc lành cho đời, cho dân vậy. Vì thế niên hiệu Dương Hòa năm thứ 5 (1639), vua đã ban sắc tặng ông, bà là “Y Quốc Phúc Hựu, Khải Tường Hựu Hậu Đại Vương”.

Việc thờ phục Lương Y Dược Linh Thông Cư Sỹ Hoàng Đôn Hòa làm Thành hoàng làng là niềm tự hào và kiêu hãnh của nhân dân Đa Sỹ. Bởi vì người dân quê hương đã tôn vinh chính người con của quê hương mình, là người đức cao đạo trọng, tiếng thơm lừng lẫy ở làng, ở triều đình. Câu đối ở đền đã ghi rõ: 

Kính cẩn nhất thành nhật nguyệt cao tại miếu tại cung tại tả hữu;
Anh chung Đa Sỹ thanh danh đạt ư hương ư quốc ư triều đình.

Nghĩa là: 

Kính cẩn một niềm thành thật, ông bà như mặt trăng mặt trời ở trên cao, ở miếu, ở cung ở hai bên tả hữu;
Anh tài hun đúc từ làng Đa Sỹ, tiếng thơm lừng lẫy ở làng, ở nước, ở triều đình.

Vì vậy, ngay sau khi ông bà mất (những năm đầu thế kỷ XVII), miếu thờ đã được dựng lên ngay trên nền nhà cũ của ông. Nơi đây trở thành không gian văn hóa tâm linh của làng xã, nơi thờ tự ngàn năm không dứt. 

Miếu thờ Lương Y Dược Linh Thông Cư Sỹ Phù Vận Đại Vương Hoàng Đôn Hòa và Phương Dung Từ Thục Tiên Hoa Phu Nhân đã trải qua hơn 500 năm (từ 1600) xây dựng và tồn tại đến ngày nay. 

Miếu thờ có tượng ngài thật hiền từ phúc hậu. Hiện dân làng còn giữ được 37 đạo sắc phong từ đời Vĩnh Tộ thứ 5 (1623) đến đời Khải Định năm thứ 9 (1924). 

Hàng năm vào ngày lễ hội từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng, dân làng lại tưng bừng biện lễ vật dâng kính để tưởng nhớ công ơn ngài. Mọi người đều kiêng húy tên ngài, Hòa phải đọc chệch là Huề. 

Miếu đình thờ lương y Hoàng Đôn Hòa và phu nhân đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1998.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Danh y Hoàng Đôn Hòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO