Sự kiện & Bình luận

Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô

Thu Trang - Ảnh: Hải Truyền 22/11/2023 07:45

Thời gian này, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hàng loạt hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, hội thảo, tọa đàm thuộc các lĩnh vực từ thiết kế, nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng… để hưởng ứng Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.

gs2.jpg
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nơi tổ chức nhiều hoạt động trong tuần lễ.

Bước sang năm thứ ba, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 diễn ra ở quy mô lớn với hơn 60 hoạt động văn hóa trong mọi lĩnh vực từ thiết kế, nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng được tổ chức từ 17 đến ngày 26/11. Lễ hội đã ngày càng được khẳng định và góp phần truyền cảm hứng sáng tạo, hứa hẹn trở thành một bệ phóng cho sức mạnh sáng tạo của Thủ đô, hướng đến hoạt động kinh tế của tương lai, bền vững và có tính lan tỏa tạo động lực cho các ngành công nghiệp văn hoá, dịch vụ khác phát triển.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết: Hà Nội chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực Thiết kế từ năm 2019. Từ đó đến nay, mặc dù có hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều hoạt động bị đình trệ, Hà Nội đã có nhiều hoạt động để cụ thể hóa những cam kết xây dựng Thành phố sáng tạo. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 có nội dung trọng tâm hướng đến câu chuyện ứng xử với di sản công nghiệp. Ngoài không gian chính là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, các hoạt động của Lễ hội còn được tổ chức tại tháp nước Hàng Đậu, ga Long Biên, ga Gia Lâm… đều là những di sản công nghiệp gắn bó với Hà Nội trong nhiều thập kỷ

gs1.jpg

Lễ hội là hoạt động thường niên của thành phố Hà Nội nhằm triển khai kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế. Năm 2023, Lễ hội có chủ đề “Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo; nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội của Thủ đô. Tuyến trải nghiệm của Lễ hội nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông qua cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làm nổi bật các giá trị văn hoá lịch sử tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

g3.jpg
Nhà máy xe lửa Gia Lâm trưng bày các tác phẩm sáng tạo đầy nghệ thuật.

Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Đây là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hoá sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững. Với tầm nhìn chuyển đổi này, Nhà máy xe lửa Gia Lâm là điểm nhấn của Lễ hội năm nay - có tiềm năng trở thành tổ hợp văn hoá sáng tạo mới vô cùng hấp dẫn giới trẻ của thành phố Hà Nội.

Dịp này, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn với chủ đề “Dòng chảy Di sản” từ ngày 18/11 đến ngày 17/12/2023.

g6.jpg
Buổi trình diễn áo dài tại Trung tâm văn hoá nghệ thuật Hàng Buồm.

Cụ thể, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ có Trưng bày giới thiệu về Nghệ thuật Tuồng trong di sản văn hóa truyền thống Việt; Tọa đàm về ứng dụng chất liệu Tuồng trong đời sống đương đại; Biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. Tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây), diễn ra Không gian giới thiệu Trà Việt với chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”. Tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc) có trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật Thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”…

g5.jpg
Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”.

Song song với đó, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn các quận huyện thị xã tại Hà Nội. Tại quận Bắc Từ Liêm ngày 18/11 vừa qua, “Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” được coi là một sản phẩm thiết kế sáng tạo, mang tới cho nhân dân và du khách thập phương một một cảm xúc mới, với ấn tượng, trải nghiệm “đánh thức hệ giá trị di sản dọc bên bờ sông Hồng trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo đặc sắc”. Từ đó khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ càng trân trọng, gìn giữ và ứng xử văn minh với những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, để những di tích, di sản được “đánh thức” và “bừng sáng”.

g4.jpg
Tại Tháp nước Hàng Đậu.

Tại Tháp nước Hàng Đậu, được “đánh thức” sau gần nhiều thập kỷ “ngủ quên”, những ngày qua, du khách cũng đã xếp hàng để được vào bên trong, chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật được lấy cảm hứng từ quan niệm Á Đông do các KTS tài năng sáng tác.

Kéo dài trong một tuần lễ (17-26.11), Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 được tổ chức tại nhiều địa điểm, không gian đặc biệt. Không chỉ “đánh thức” những di sản ngủ quên, chuỗi hoạt động với sự đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, du khách trong và ngoài nước đã khẳng định giá trị của những ý tưởng sáng tạo trong đời sống, đóng góp thiết thực vào mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô từ thương hiệu “Thành phố sáng tạo”./.

Bài liên quan
  • Bảo tồn kiến trúc Pháp: Giải pháp để hồi sinh di sản Thủ đô
    Lịch sử ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ghi nhận sự đóng góp của nhiều nền văn hóa trong đó có văn hóa Pháp. Những dấu ấn văn hóa, kiến trúc Pháp hiện diện ở mảnh đất Hà thành chứng tỏ một cuộc giao thoa văn hóa đầy thú vị. Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc Pháp cho tới nay vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ mà Thành phố đang nỗ lực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO