Đánh cược tính mạng khi lao động chui ở Angola

Trần Tuấn/LĐO| 06/06/2019 14:43

Những ngày này, người thân của 2 nạn nhân là chị dâu và em chồng quê ở Hà Tĩnh vừa bị giết ở Angola đang rất đau đớn, mòn mỏi ngóng tin đưa thi thể các nạn nhân về nước để an táng.

Sự việc thêm một lần nữa cho thấy, giấc mộng thoát nghèo khi đi lao động "chui" ở Angola thật gian truân, hiểm nguy rình rập.

Liên tục nhận hung tin

Ngày 6.3, chị Hoàng Thị Thủy (trú xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) - cho hay, hiện gia đình vẫn chưa biết đến khi nào thì thi thể của 2 người thân là anh Nguyễn Trọng Đức (SN 1974) và chị Trần Thị Thu Hường (SN 1979, là chị dâu của anh Đức) bị cướp sát hại tại nước Cộng hòa Angola sẽ được đưa về quê nhà ở thôn Phượng Sơn, xã Trường Lộc để an táng. Theo chị Thủy, gia đình nhận được tin từ người quen làm việc ở Angola và Đại sứ quán Việt Nam ở Angola cho biết, anh Đức và chị Hường bị giết vào khoảng 2 giờ sáng ngày 20.5 tại nhà riêng ở tỉnh Lubango, Cộng hòa Angola.

Từ hôm nhận được hung tin đến nay, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Tĩnh, chính quyền xã Trường Lộc, huyện Đức Thọ đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình. Ở Angola, Đại sứ quán và cộng đồng người Việt cũng đã kêu gọi mọi người quyên góp để có tiền đưa thi thể 2 nạn nhân về nước theo nguyện vọng của thân nhân.

“Đánh cược” tính mạng khi lao động “chui” ở Angola

Chị Hiếu (bên phải) - vợ anh Đức đang mong ngóng từng ngày đưa thi thể chồng và chị dâu về quê nhà để an táng. Ảnh: TT

Chị Phan Thị Hiếu - vợ anh Nguyễn Trọng Đức - buồn bã kể, năm 2016, sau một thời gian vợ chồng làm thuê ở miền Nam nhưng chẳng có đồng dư nên anh Đức đã về quê đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Angola. Thấy anh Đức đi Angola dù thu nhập không cao nhưng cũng khá hơn so với ở nhà đi làm thuê nên chị Hường - chị dâu của anh Đức - cũng gửi 2 con nhỏ cho ông bà ngoại ở xã Song Lộc (Can Lộc) rồi sang Angola làm việc kiếm tiền gửi về nuôi con.

"Mới sang Angola làm việc được 2 tháng, chị Hường nhận tin chồng là anh Nguyễn Trọng Tuấn ở nhà mất do vết thương tái phát. Vì mới sang, chưa dành dụm được tiền nên biết tin chồng mất mà chị Hường không thể về quê chịu tang. Nay chị Hường lại bị sát hại, hai đứa con thành mồ côi cả bố và mẹ", chị Hiếu kể và cho biết, năm 2011 khi anh Tuấn làm việc ở Angola thì bị cướp tấn công dẫn đến tàn phế.

Trong một diễn biến khác, ngày 3.6, thượng tá Lê Xuân Thủy - Trưởng Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) - cho hay, đơn vị vừa tiếp nhận tố cáo của 2 lao động là chị T (trú TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) và anh B (trú thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) về việc bị một người phụ nữ tên H quê ở xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) ép bán dâm và truy sát trong thời gian họ làm việc ở Angola.

Trước đó, nhiều cái chết khác của người Hà Tĩnh khi đi lao động "chui" ở Angola cũng gây đau xót, hoang mang cho người thân. Cuối năm 2016, chị Hoàng Thị Văn (SN 1987, ở thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên) đang làm việc ở Angola đã đã bị một toán cướp vào phòng trọ, phá cửa cướp tài sản, rồi tẩm xăng đốt tử vong. Tháng 3.2016, anh Đặng Quốc Nghĩa (SN 1972, ở xã Cẩm Nam, Cẩm Xuyên) và anh Nguyễn Viết Hậu (SN 1983, ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang) trong lúc lao động tại Angola bị một nhóm cướp ngoại quốc sử dụng súng trấn lột, sát hại cả 2 người.

"Chết chóc" tiềm ẩn khi làm việc ở Angola

Theo ông Đặng Văn Dũng - Trưởng phòng Lao động- Việc làm, Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, lao động đang làm việc tại Angola hết sức khó khăn, nguy hiểm bởi tình hình bất ổn về an ninh, tỉ giá đồng tiền Angola giảm mạnh so với đồng USD. Cũng theo ông Dũng, để hạn chế lao động sang làm việc "chui" tại Angola nói riêng và một số thị trường lao động khác, Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được thị trường lao động phức tạp ở Angola.

Tỉnh đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư các dự án để tạo nhiều việc làm cho lao động. Thời gian tới, tỉnh sẽ ban hành một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan của Bộ LĐ-TB-XH tìm kiếm, mở rộng thị trường để đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Sở LĐ-TBX-H Hà Tĩnh cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 lao động đang sinh sống và làm việc tại Angola, chủ yếu đi theo con đường du lịch, thăm thân. Thời gian qua, tại Angola, đã xảy ra không ít vụ việc người lao động Hà Tĩnh bị tử vong do bị giết, bệnh tật và tai nạn giao thông. Mặc dù luôn trong tình trạng lo lắng, bất an, nhưng vì nhiều lý do, người lao động Việt Nam vẫn bám trụ tại đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Đánh cược tính mạng khi lao động chui ở Angola
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO