Âm nhạc

Dâng Người niềm tin son sắt

Thanh Ngọc 16:41 19/05/2023

Trong một chuyến công tác được về thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Người, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng dâng trào cảm xúc và rưng rưng bồi hồi. Nhà báo tâm niệm về với quê hương Bác là trở về với nguồn cội – nơi giáo dục, học tập đạo đức, tư tưởng cách mạng của Người. Và chính điều này đã thôi thúc ông viết ra tác phẩm âm nhạc “Về làng Sen”. Một tác phẩm mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

“ Về Làng Sen” sau khi ra đời đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, được đông đảo khán thính giả nghe đài trong và ngoài nước đón nhận, ca khúc lay động tâm thức bao con tim khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

a1.jpg
Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng tác giả ca khúc “Về Làng Sen”

Chúng con về quê Bác làng Sen

Hình ảnh về làng Sen quê Bác đã được nhà báo Tào Khánh Hưng nhẹ nhàng đưa vào ngay từ câu hát đầu tiên. “Chúng con về quê Bác làng Sen” vừa hay lại mang ý nghĩa sâu sắc của một người con khi về nơi thời thơ ấu Bác Hồ sống (sau khi mẹ qua đời tại Huế). Tứ thơ, hình ảnh trong ca từ bài hát đong đầy cảm xúc. Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên, lại có ca khúc mới về Bác, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn với ca từ mộc mạc, hình ảnh chân thực qua phần trình bày truyền cảm của Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hương Giang đã làm lay động bao con tim.

Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ: “Về làng Sen” ca khúc ra đời sau khi anh cùng đoàn cán bộ, phóng viên của Báo Xây dựng có chuyến đi thực tế về dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (7.2022), tại làng Sen quê Bác. Cảnh đẹp nơi đây và những hiện vật thân thương gắn với tuổi thơ của Người trong ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa đã thôi thúc nhà báo có những ý thơ (ca từ) mộc mạc, chân thực nhưng giàu hình ảnh về cảnh đẹp quê hương Bác.

a2.jpg
Đồng chí Nguyễn Anh Dũng – Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Xây dựng, Bí thư chi bộ, Tổng biên tập Báo Xây dựng cùng đoàn cán bộ, phóng viên của báo dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Sen – Khu di tích lịch sử Kim Liên - Nghệ An

Chúng con về quê Bác làng Sen/ Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa/ Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai. Đây là những hình ảnh thực mà bất kỳ người con đất Việt nào khi về thăm quê Bác đều cảm nhận được. Mái nhà lá đơn sơ, hàng râm bụt đỏ hoa, bưởi trĩu cành... được nhà báo chắt lọc đưa vào lời ca khúc.

Câu thơ tả thực, nhưng có thể nói là "xuất thần" ở đoạn ca từ này là "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối". Tại sao tác giả không chọn "hoa sen" - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay khu di tích Kim Liên, lại đã trở thành "quốc hoa" tiêu biểu, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác giống như những nhạc sĩ khác đã thể hiện mà lại dùng hình ảnh hoa râm bụt để gợi tả? Rõ ràng, tác giả có ý thức “tránh xa” những khuôn mẫu, những hình ảnh đã được rất nhiều nhạc sĩ tiền bối sử dụng. Nên "hàng râm bụt đỏ hoa" là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) "Tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta": "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối". Bài hát là đề tài thời sự vô cùng sâu sắc khi toàn Đảng, toàn Nhân dân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.

a3(1).jpg
Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng trao đổi với Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang về nội dung diễn đạt ca khúc trước khi thu âm

“Hàng râm bụt ở đây là hình ảnh thực tế trong Khu di tích lịch sử Kim Liên đưa chúng tôi về nhà Bác. Trong ca khúc này tôi đưa hình ảnh hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối chứ không dùng hình ảnh hoa sen là muốn tạo ra sự khác lạ.

Bài hát ra đời đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật của Bác thể hiện sự kính trọng, biết ơn của Nhân dân, của Đảng ta với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; đồng thời dâng lên Người niềm tin son sắt, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước”, nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết.

Khi sáng tác ca khúc này, không thể không nhắc đến huyện Nam Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung - quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… Và người dân Nam Đàn, Nghệ An rất cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, kiên trung, sắt son một lòng theo Đảng. Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt/ Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng/ Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc...

Âm hưởng ví giặm và mặn mà dân ca miền Trung

Ca khúc “Về làng Sen” của nhà báo Tào Khánh Hưng ra mắt dịp sinh nhật Bác 19.5, được chia thành 2 phần. Phần đầu là phần tự sự, tả về làng Sen quê hương Bác với bức tranh làng quê sinh động. Phần hai là điệp khúc dâng trào, tình cảm được đẩy lên cao. Đặc biệt là phần điệp khúc Chúng con dâng Người niềm tin sắt son/ Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông - là những ca từ đẹp, lôi cuốn, da diết và hào sảng nhất; tạo ra được dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng, để bài hát có thể sống mãi với thời gian... thể hiện lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu và gửi đến Bác niềm tin son sắt của người con đất Việt đang thực hiện những di nguyện của Người”. Nhà báo Tào Khánh Hưng chia sẻ.

Cũng theo nhà báo, một tác phẩm âm nhạc ra đời là một công trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, trí tuệ của cả một ê kíp: Nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ phối khí, ca sĩ thể hiện. Nhà báo Tào Khánh Hưng cho biết: “Với ca khúc “Về Làng Sen” là ca khúc chính trị nhưng viết, giai điệu sao không bị khô cứng mà phải mền mại, đi vào lòng người chuyển tải được ý đồ của tác giả. Chính điều đó chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thể hiện lòng thành kính về Bác. Và nhóm đã họp bàn xây dựng nội dung ca từ và thống nhất giai điệu, chất liệu nhạc cụ sử dụng sao cho hợp lý. Trong bài hát có sử dụng nhiều nhạc cụ: sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu cùng đàn điện tử tạo nên âm hưởng dân ca miền Trung, thể hiện sự nhớ thương, kính trọng Bác”.

Người ta nói, âm nhạc giống như sợi dây kết nối, gắn kết mọi người đến gần nhau hơn, âm nhạc không chỉ đem đến niềm vui, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực mà còn có thể kéo những con người xa lạ xích lại gần nhau. Với nhà báo Tào Khánh Hưng, âm nhạc chính là người bạn. Theo ông nhiều điều suy nghĩ ra mà không chia sẻ với ai được thì âm nhạc đã giúp nói hộ lòng mình. Âm nhạc cho chúng ta thêm yêu con người, yêu đất nước mình hơn, âm nhạc cũng chính là nơi được trải lòng, được thỏa mãn với những đam mê sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước. Chính vì thế trong mỗi chuyến đi làm báo đã cho anh nhiều trải nghiệm tích lũy kiến thức về mọi miền quê đất nước. Và rồi chắt chiu yêu thương từng địa danh, ca từ, hình ảnh để rồi một ngày cho ra đời ca khúc mới. Đây cũng là hình thức tuyên truyền thay ca từ bằng nốt nhạc thay bài báo là những hợp âm truyền tải nhanh, lan tỏa được nhiều người đón nhận. Say mê âm nhạc, làm việc nghiêm túc, cẩn thận chọn lọc ca từ, giai điệu và cả chọn người thể hiện nữa đã giúp anh có những kết quả bước đầu trong con đường âm nhạc.

Do vậy, các tác phẩm âm nhạc - những đứa con tinh thần của nhà báo Tào Khánh Hưng ngay sau khi ra đời đã được công chúng yêu thích như: Về làng Sen, Tự hào cô giáo trẻ, Trong mờ sương Sa Pa, Trường Sa yêu thương, Hà Giang trong tôi, Mường Tè quê em, Hương chè, Về Thủ đô gió ngàn, Tình người Hà Nội, Trở về nơi nguồn sáng, Về Hà Nam anh nhé…

a4.jpg
Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang đang thể hiện ca khúc trong phòng thu âm

Trong số đó, “Về làng Sen” là ca khúc đầu tiên nhà báo Tào Khánh Hưng viết về Bác nhưng đã thực sự đi vào lòng người bởi lời ca, giai điệu đẹp, ngọt ngào sâu lắng, mang âm hưởng của ví giặm và cái mặn mà của dân ca miền Trung ngập tràn trong ca khúc mà ai nghe cũng cảm nhận được về làng Sen quê hương Bác. Người được tác giả tin tưởng lựa chọn thể hiện ca khúc là Nghệ sĩ ưu tú – Thượng tá Nguyễn Hương Giang – ca sĩ quê Nghệ An có chất giọng trong sáng, kỹ thuật thanh nhạc tốt, những ca khúc dân ca về miền Trung được ca sĩ thể hiện rất thành công. Hương Giang đã từng có thời gian công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 9 và nổi tiếng với vai diễn nhân vật chị Sứ trong tác phẩm kịch “Hai người Mẹ” của cố nhạc sĩ An Thuyên. Thượng tá - Nghệ sĩ ưu tú Hương Giang hiện đang công tác tại Khoa Thanh nhạc (Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Phát động Cuộc thi báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025
    Ngày 18-6, Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội chính thức phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Dâng Người niềm tin son sắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO