Đời sống văn hóa

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 ở Thừa Thiên Huế

Hương Giang 15:44 22/05/2024

Đông đảo tăng ni, phật tử dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm (phường Trường An, TP Huế).

445174674_753653660271556_5182204307758967248_n.jpg
Toàn cảnh Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm (TP Huế).

Ngày 22/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm (phường Trường An, TP Huế). Đến dự có ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Nam Tiến - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các ban ngành trong HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN…

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Khế Chơn - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung tuyên Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thông điệp có đoạn, mùa Phật đản Phật lịch 2568 lại trở về trong không khí hân hoan của người con Phật. Khắp năm châu, muôn người đều hướng về Đại lễ với tất cả tấm lòng chí thành, kính mừng ngày Đản sanh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, bậc Đạo sư ra đời vì hạnh phúc, an lạc của chư thiên và loài người. Đại lễ Phật đản hay ngày Tam hợp - Kỷ niệm Đức Phật đản sanh, thành đạo và nhập Niết – bàn là dịp cùng nhau ôn lại cuộc đời cao thượng, những lời dạy vô ngã vị tha đầy thương yêu và trí tuệ không chỉ là nguồn an ủi mà còn hiến tặng giải pháp thiết thực chuyển hóa nỗi khổ đau cá nhân, kiến tạo môi trường an lạc cho vạn loại chúng sanh.

Mùa Phật đản, mùa của yêu thương và hiểu biết, tất cả những người con Phật hãy tinh tấn thực hành những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật, tịnh hóa tâm thức, chuyển hóa tam độc tham, sân, si thành tam vô lậu học giới, định, tuệ; kiến tạo chánh báo trang nghiêm thanh tịnh để hình thành y báo hòa bình, an lạc như kinh Duy Ma Cật đã dạy “Tâm bình thế giới bình”.

Sau đó, Hòa thượng Thích Huệ Phước - Phó Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đọc diễn văn Phật đản của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nghi thức cúng dường Đại lễ Phật đản được cử hành trang nghiêm trước sự chứng kiến của đông đảo tăng, ni và đồng bào phật tử.

Sau hồi chuông trống Bát nhã, Chư Hòa thượng chứng minh niêm hương, Đoàn Thiếu nữ Gia đình phật tử dâng hoa cúng dường. Chư Tăng Ni, Phật tử đồng tụng bài sám Khánh đản, Tứ Hoằng thệ nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

1-1716351732024.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm.
2-1716351725083.jpg
Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Tổ đình Từ Đàm (TP Huế) được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trang nghiêm.

Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức nhiều hoạt động như thắp sáng 7 đóa hoa sen trên sông Hương, triển lãm văn hóa Phật giáo, ẩm thực chay, diễu hành xe hoa quanh TP Huế, thuyền hoa trên sông Hương, lễ Mộc dục, rước Phật và Đại lễ Phật đản tại Tổ đình Từ Đàm./.

Bài liên quan
  • Đức Tăng Thống Myanmar đến thăm Việt Nam mùa Phật đản
    Chiều 17/5, tại trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (73 Quán Sứ, Hà Nội), Ngài Tăng Thống Sayadaw Sandimar Bhivamsa cùng Tăng đoàn Myanmar đã đến thăm và chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Phật đản PL.2568 - DL. 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 ở Thừa Thiên Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO