Sự kiện & Bình luận

Đại biểu Quốc hội đề xuất: "Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19"

Kim Thoa 06:51 30/05/2023

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, nên xét công bố hết dịch Covid-19. Ông cho rằng, Việt Nam có thể yên tâm công bố khi đã đủ điều kiện về tỷ lệ bệnh nặng, đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin rộng, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã ổn định.

dblanhieu.jpg
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định)

Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận trên hội trường về Báo cáo huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nhắc lại thời điểm giữa năm 2022, cũng trên diễn đàn Quốc hội, ông từng đề xuất nên xem xét công bố hết dịch Covid-19.

Mới đây, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam.

"Việt Nam có thể yên tâm công bố hết Covid-19 bởi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết", ông Hiếu khẳng định.

Điều kiện đầu tiên, theo đại biểu là hiện nay tỷ lệ bệnh nặng do Covid-19 gây ra hầu như không còn những ca tử vong chủ yếu do bệnh nền nặng, có dương tính Covid-19. Điều đó cho thấy Covid-19 vẫn còn lây nhiễm trong cộng đồng nhưng không còn nguy cơ gây tử vong cao.

Điều kiện thứ hai, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao trên diện rộng. Toàn quốc đã tiêm được hơn 266 triệu liều.

Điều kiện thứ ba, tình hình Covid-19 trên thế giới đã ổn định. Đầu tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Ông Hiếu nêu rõ, đây là ba điều kiện cơ bản và cần thiết để Việt Nam chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong)".

Vị đại biểu ngành y lưu ý khi Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A, cần coi đây là bệnh lý chuyên khoa và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác. Việc chi trả cũng cần ứng xử như các bệnh lý khác, nghĩa là do bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.

Trải qua ba năm chống dịch, ông Hiếu cho rằng cũng cần rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và sai lầm trong quá khứ, cần khẩn trương chuẩn bị cả vật chất, văn bản pháp luật, quy trình, hướng dẫn cần thiết để ứng phó tốt hơn với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai hoặc khả năng Covid-19 bùng phát trở lại.

Đồng quan điểm, đại biểu Tráng A Dương (Đoàn tỉnh Hà Giang) đề nghị Chính phủ công bố tình trạng dịch Covid-19, chỉ đạo Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn về quản lý, sử dụng vaccine, nhất là phác đồ tiêm chủng, hệ số hao chi phí vắc-xin. Đồng thời, đề nghị Quốc hội quy định rõ Nghị quyết giám sát, đưa những quy định rõ Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc giao Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn ngay việc xác lập sở hữu toàn dân đối với những tài sản tài trợ trong phòng, chống dịch Covid-19 để quản lý, sở hữu, sử dụng, nhất là đối với các cơ sở y tế, xác định tính giá dịch vụ và thanh toán bảo hiểm y tế.

Đại biểu Tráng A Dương cho rằng, công tác tiêm chủng vaccine không chủ động nguồn vắc-xin nên địa phương không chủ động trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai khi được phân bổ vaccine trong thời gian rất ngắn, gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực để thực hiện, không có phác đồ tiêm chủng vaccine nên không biết phải tiêm bao nhiêu mũi vaccine.

Việc phối hợp giữa các loại vắc-xin không cụ thể, nhất quán cũng gây khó khăn cho công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện chỉ định mũi, tiêm vaccine còn phụ thuộc vào số lượng vaccine có chứa theo minh chứng về khoa học. Về việc tiếp cận vắc-xin còn chậm, muộn nên nhiều người sau khi tiêm mũi 1 mà không có vaccine để tiêm mũi 2…

Dịch COVID-19 tạo ra những hoàn cảnh chưa có tiền lệ, nhiều vấn đề phát sinh chưa có quy định, hoặc nếu có sự hướng dẫn cũng chưa được thống nhất, đồng bộ… Do vậy, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre), việc giải quyết tại thời điểm hiện tại cũng phải đặt trong bối cảnh này để có hướng xử lý sao cho phù hợp.

Một ví dụ được đại biểu đưa ra là ở địa phương trong quá trình phòng, chống dịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí vận động, trong đó có cho phép đối với các tỉnh có dịch bệnh phức tạp thì ưu tiên kinh phí vận động cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương ngoại trừ nguồn ủng hộ có ghi rõ mua vaccine và sau đó sẽ nộp số tiền còn lại về Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19 của Trung ương và thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã sử dụng nguồn kinh phí vận động này để ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương và từng nội dung sử dụng. Phân bổ kinh phí phòng, chống dịch đều có báo cáo xin ý kiến và trình cho Thường trực Tỉnh ủy để phê duyệt.

Ở khía cạnh khác, đại biểu Hoàng Ngọc Định (đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) đề nghị Chính phủ và các địa phương tiếp tục rà soát để đề nghị vinh danh khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi tham gia công tác phòng chống dịch. Đại biểu cho rằng, đây là quy định hết sức phù hợp, đặc biệt là trong điều kiện đất nước chúng ta vừa trải qua đại dịch chưa từng có trong lịch sử với nhiều bài học tín hiệu về ứng phó với các tình huống dịch bệnh, các bệnh thảm họa, thiên tai, chiến tranh, trong đó có bài học về chủ động.

Về chế độ, chính sách cho lực lượng gián tiếp cùng tham gia phòng, chống dịch, địa biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan xem xét bổ sung chính sách và tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với đội ngũ lái xe, hành chính, kế toán và các cán bộ khác trong hệ thống y tế dự phòng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội đề xuất: "Việt Nam có thể yên tâm công bố hết dịch Covid-19"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO