Văn hóa - Xã hội

Đặc sắc lễ hội truyền thống Đình Giàn 

Lệ Quyên 15:22 02/03/2023

Vừa qua, UBND phường Xuân Đỉnh phối hợp với Ban quản lý di tích cụm dân phố Cáo Đỉnh tưng bừng mở hội Đình Giàn với các nghi lễ dân gian trang trọng và các hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

dinh-gian-cuoi.jpg
Người dân địa phương nô nức đón hội Đình Giàn

Hội Đình Giàn (Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội)  được tổ chức từ ngày 9 đến ngày  11 tháng 2 (Âm lịch) hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân Tướng quân Thái úy Lý Phục Man, người đã có công lao to lớn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nhà Lương ở phương Bắc, bảo vệ nền độc lập dân tộc và dựng lên nhà Tiền Lý vào thế kỷ thứ 6. 

le-hoi-dinh-gian-thu-hut-ng-dan.jpg
Lễ hội Đình Giàn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương

Tương truyền, trong thời gian cầm quân đi giết giặc, mỗi khi đến địa phận làng Giàn, nghĩa quân của Tướng quân Thái úy Lý Phục Man thường hạ trại nghỉ ngơi, thu thập thêm quân lương và tổ chức tập trận trước khi ra chiến trường. Vào đầu thế kỷ thứ 11, trong một trận mưa lũ kéo dài, nước ngập khắp nơi, có một cây gỗ lim rất lớn trôi dạt đến địa phận làng Giàn thì mắc lại không trôi được nữa. Khi nước rút, nhân dân trong làng đã dùng cây lim ấy làm cột chính dựng lên ngôi đình để thờ Thái úy tướng quân Lý Phục Man và tôn Người là Thành Hoàng làng. Đình được xây dựng từ năm 1016 đến năm 1018 thì hoàn thành. Trải qua hơn 1000 năm tồn tại, ngôi đình nhiều lần được nhân dân địa phương trùng tu, sửa chữa. Trong Đình hiện nay vẫn còn lưu giữ được 29 đạo sắc phong của các đời vua chúa và nhiều di vật cổ có giá trị.

tiet-muc-le-dinh-gian-2.jpg
Tiết mục rước kiệu trong lễ hội

Lễ hội được diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc bao gồm phần lễ và phần hội. Đầu tiên là lễ rước nước từ chiếc giếng cổ có từ thời Hai Bà Trưng về đình để làm lễ cúng Thành hoàng. Sau đó, các sư thầy chùa Giàn làm lễ cúng Khai Quang. Buổi chiều, đội tế nam làm lễ Cáo Yết. Sau đó, dân làng và đội dâng hương nữ tiến hành lễ Thánh. Sau lễ công bố đọc thần phả của đình, dân làng thực hiện lễ rước kiệu Ông, kiệu Bà ra miếu Mẫu nơi thờ mẹ của Lý Phục Man làm lễ rồi rước kiệu trở lại đình. Lễ rước được diễn ra trang trọng theo đúng nghi thức thờ vua chúa, kiệu Ông đi trước, kiệu Bà theo sau. Đội nam khiêng kiệu Ông, đội nữ khiêng kiệu Bà, mỗi kiệu có 16 người khiêng. Tham gia vào đoàn rước kiệu còn có phường bát âm, đội sênh tiền, múa bồng, múa tứ linh...

tiets-muc-le-dinh-gian.jpg

Bên cạnh phần nghi lễ, hội Đình Giàn còn có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc như cờ người, múa rối nước, hát đối…

Ngày nay, Lễ hội Đình Giàn được xem là một đợt sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng sâu rộng, nhằm tôn vinh và tri ân công lao to lớn của tướng quân Thái úy Lý Phục Man, qua đó ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của cha ông ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giữ gìn các thuần phong mỹ tục của địa phương.

hat-tai-dingh-gian.jpg
Hát đối là một trong những phần không thể thiếu trong lễ hội Đình Giàn

Việc duy trì tổ chức Lễ hội Đình Giàn là một hoạt động có ý nghĩa to lớn và đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng là “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Lễ hội còn nhằm: tạo điều kiện để nhân dân địa phương và khách thập phương được gặp gỡ, giao lưu, vui chơi giải trí, tạo niềm vui mới, khí thế mới trong lao động sản xuất, công tác và học tập, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.

Bài liên quan
  •  Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh - Nét văn hoá đặc sắc của Ba Vì
    Sáng 4-2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại di tích đền Hạ (huyện Ba Vì), diễn ra Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh. Tới dự, có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc lễ hội truyền thống Đình Giàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO