Đời sống văn hóa

Đặc sắc Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm lớn nhất từ trước đến nay

Kim Thoa 16:22 03/03/2023

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023  với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Lễ hội được tổ chức từ ngày 03/3 đến hết ngày 05/3/2023 (tức từ ngày 12 tháng 02 đến hết ngày 14 tháng 02 năm Quý Mão).

chua.jpg
Chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ trên cao

Việc tổ chức lễ hội nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm. Đây là dịp để người dân cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Dũng nói riêng về chiêm bái, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị di tích, di sản và nâng cao ý thức làm du lịch của nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện về phát triển du lịch.

Lễ khai hội diễn ra vào sáng ngày 3/3 với các hoạt động chính như: Rước lễ vật theo nghi lễ nhà chùa (lễ rước ba La), dâng hương Tam bảo, chương trình nghệ thuật chào mừng… Trong những ngày tiếp theo sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc gồm: Tổ chức giải Vật dân tộc cấp tỉnh; tổ chức giải Kéo co cấp huyện; tổ chức các trò chơi dân gian (đánh đu, bịt mắt đập niêu, đi cầu cần...); tổ chức chương trình văn nghệ đặc sắc gắn với chùa Vĩnh Nghiêm.

Theo Ban tổ chức lễ hội, dự kiến Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023 sẽ đón khoảng 150.000 lượt du khách. Để đảm bảo công tác tổ chức lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, khơi dậy truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhân dân trong huyện, Ban tổ chức đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trước, trong và sau lễ hội.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với thế con quy ẩm thực, nhìn ra ngã ba Phượng Nhãn - nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam, vùng Cẩm Lý - cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo - đền Kiếp Bạc. Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức với những nét độc đáo thể hiện ở cả phần lễ và phần hội.

Ngôi chùa này cũng là nơi Phật hoàng sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm là nơi khai tràng thiết pháp và cả kho mộc bản đã được công nhận là Di sản tư liệu ký ức khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là niềm tự hào song cũng là trách nhiệm của mỗi người dân Việt, đặc biệt là người dân nơi đây phải cùng chung tay góp sức để bảo tồn tôn tạo giữ gìn chốn tổ linh thiêng những giá trị của những di sản cần được quảng bá rộng hơn để Di sản Mộc bản, chốn tổ Linh thiêng chùa Vĩnh Nghiêm mãi mãi trường tồn.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm ngày nay đã như một sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được vùng Kinh Bắc. Lễ hội là một phần linh hồn của di tích, nếu như di tích chứa đựng những kỷ vật như một bảo tàng mà bảo tàng bao giờ cũng im lặng, trong bảo tàng bao giờ cũng cảm nhận thấy sự im lặng, ngưng đọng thì ngược lại lễ hội như khơi dậy sự sống động của di tích. Nhờ có lễ hội này, Di tích lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm được bạn bè gần xa và khách du lịch quốc tế biết đến.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thể hiện nhu cầu tinh thần và tâm linh của người dân, mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Bài liên quan
  • Khai quật ở di tích Thành Quèn phát hiện tính chất cư trú thời Đông Hán
    Ngày 2/3, Bảo tàng Hà Nội cho biết đơn vị đang phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khai quật di tích Thành Quèn (thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai - Hà Nội) để làm rõ quy mô, tính chất, niên đại và vị trí của di tích trong lịch sử 10 thế kỷ đầu Công nguyên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm lớn nhất từ trước đến nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO