Chuyển động Hà Nội

Công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kim Thoa 07/09/2024 21:13

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội tại Điện ngày 05/9/2024 và Thông báo kết luận cuộc họp số 1863-TB/TU ngày 06/9/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ban cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo nhanh công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn Thành phố.

z5807876720884_6bd5c16594b342483abe30688d531af7.jpg
Dù mưa to do bão số 3 gây ra, nhưng đến thời điểm 15h30 ngày 7/9/2024, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

Theo thông tin từ Đài Khi tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Hồi 13 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (134-149 km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h. Chiều và đêm 07/9, trên địa bàn Thành phố có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên giật cấp 9, cấp 10. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ chiều tối đến đêm ngày 07/9.

Xuất hiện mưa diện rộng từ chiều ngày 06/9/2024, tính đến 07h ngày 07/9/2024, lượng mưa phổ biến từ 10 mm đến dưới 50 mm, cá biệt có Mỹ Đức (điểm đo tự động tại UBND) 63 mm, Sơn Tây (trạm khí tượng) là 60,2 mm, Ba Vì 50,8mm (trạm khí tượng). Lượng mưa từ 07h đến 13h ngày 07/9/2024 các nơi phổ biến từ 30-50 mm.

Mực nước các sông chính, sông nội địa trên địa bàn Thành phố đang ở mức thấp, dưới báo động I). Mực nước các hồ chứa nước chính trên địa bàn Thành phố đang cao, xấp xỉ mực nước thiết kế và xả tràn. Thời điểm hiện tại, hồ Thác Bà đang mở 02 cửa xả mặt, hồ Hòa Bình mở 01 cửa xả đáy.

Công tác chỉ đạo

Để chủ động triển khai ứng phó với bão số 3, ngày 06/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 88/CĐTTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Cùng ngày, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức họp và ra thông bảo Kết luận cuộc họp số 1863 -TB/TU về việc chỉ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Công điện số 11/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.

Ngày 07/9/2024, UBND Thành phố ban hành văn bản số 2960/UBNDKTN về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đã có các văn bản số 146/BCH về việc tập trung ứng phó với lũ rừng ngang trên địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và số 147/BCH-VP về việc tăng cường tổng hợp, thông tin báo cáo công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai...

Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản số 7125/STNMTQLCTR ngày 05/9/2024 về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, ứng phó thiên tai, mưa lũ đo ảnh hưởng của cơn bão số 3; Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị trực thuộc, có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão; Sở Xây dựng ban hành các văn bản 7339/SXD-CXCS và số 7362/SXDCTN ngày 06/9/2024 gửi các địa phương, đơn vị chủ động triển khai ứng phó với bão số 3...

Triển khai ứng phó, khắc phục

Ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số nhiệm vụ, phương án cụ thể tiếp tục được triển khai gồm: chỉ đạo vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi; rà soát dừng thi công các cộng trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu (đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất...) nhằm đảm bảo an toàn cho Nhân dân ở mức cao nhất, chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh những ngày đầu năm học mới (chủ động chỉ đạo các Trường cho toàn bộ học sinh trên địa bàn Thành phố nghỉ học ngày 07/9/2024).

Ngay trong đêm 6/9/2024, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai (được xây dựng cách đây từ năm 1964, nay đã xuống cấp, thuộc nhóm nguy hiểm cấp C) đã được chính quyền quận Hoàng Mai di dời đến trường tiểu học Tân Mai cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ. Toàn thể người dân được di chuyển đều đồng thuận; tại nơi ở tạm, chính quyền đã chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu như mì tôm, nước uống, chăn chiếu cho người dân. Phường Tân Mai đã thành lập các tổ công tác gồm các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ dân di dời.

Phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm: vận động 46 hộ dân (162 nhân khẩu) khu vực gần bờ vở sông Hồng đã chủ động sơ tán về nhà họ hàng, người quen, trong đó có 65 công dân đưa về nơi sơ tán an toàn trong trường học; di chuyển 05 công dân (nhà gỗ số 17) về trường học; di chuyển 16 người trên thuyền neo đậu đi tránh trú bão tại nhà người thân.

Di dời 25 hộ dân (75 nhân khẩu) tại Tập thể 3 tầng khu nhà liên cơ, phường Hoàng Liệt đến Nhà văn hóa liên cơ và khách sạn An Vinh (Pháp Vân, xã Tứ Hiệp).

Di dời 03 hộ (11 nhân khẩu) tại tòa nhà G6A Thành Công, quận Ba Đình (tòa nhà trong điện xây dựng lại các hộ dân đã di dời, còn lại 03 hộ kiên quyết không di dời) đến Nhà văn hóa phường và Trường mầm non Họa Mi. + Di dời tránh bão 02 hộ dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Tình hình ngập úng

Khu vực nội thành, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đến thời điểm 15h30 ngày 7/9/2024, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các công ty thủy lợi, tính đến thời điểm 15h30 ngày 07/9/2024, xuất hiện một số điểm ngập úng (huyện Phúc Thọ), 02ha lúa bị ngập sâu, (huyện Thạch Thất). Diện tích lúa bị đồ do gió, bão khoảng 3.559 ha (Ba Vì 40ha, Chương Mỹ 85 ha, Đan Phượng 1,2ha, Mê linh 1,0ha, Phú Xuyên 348,7ha, Phúc Thọ 56ha, Sơn Tây 50ha, Thường Tín 670ha, Ứng Hòa 2.000ha).

Về tình hình cây đỗ, cành gãy và các thiệt hại liên quan

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội tính đến 15h30 ngày 07/9/2024 có 484 cây đỗ, cảnh gãy. Cây đổ đã làm 02 người chết và 07 người bị thương. Ngoài ra cây đỗ cũng đã làm một số phương tiện giao thông hư hỏng.

Do ảnh hưởng của mưa bão, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến mất điện, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 2)
    Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, trong 6 tháng năm 2025, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã tổ chức các kỳ họp rất thành công và hiệu quả. Thông qua các hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội đã khẳng định là hình mẫu tiêu biểu của cả nước, và HĐND thành phố thể hiện rõ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, luôn bám sát các chủ trương của Trung ương và Thành ủy, kịp thời thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.
  • HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, hình mẫu tiêu biểu
    Sáng 8/7, tại Kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, là hình mẫu tiêu biểu cho các tỉnh, thành phố trong cả nước...
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 1)
    Tại kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra ngày 8/7, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội cho biết, HĐND Thành phố thời gian qua đã hoạt động hiệu quả, tiếp tục đổi mới, bảo đảm chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực… để cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xây dựng, phát triển Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", vững bước vào kỷ nguyên mới.
  • Sáng 8/7, Khai mạc Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026
    Sáng nay (8/7), kỳ họp thường lệ giữa năm (Kỳ họp thứ 25), HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, trong đó có nhiều nghị quyết để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 3)
    Thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết về chương trình giám sát của HĐND Thành phố, căn cứ tình hình thực tiễn, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo, triển khai chương trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực, các Ban và Tổ đại biểu HĐND Thành phố bảo đảm đúng luật và tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, được triển khai linh hoạt, phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố, địa phương.
  • Phát động “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”, đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines
    Vietnam Airlines phối hợp với UBND Thành phố Huế đón hành khách thứ 350 triệu và phát động chương trình “Đêm Huế huyền diệu - Khám phá để yêu”.
Đừng bỏ lỡ
Công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO