Theo dự thảo Nghị định, hàng đặc biệt là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước có giá trị đặc biệt quan trọng, bao gồm tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, tài sản quý (vàng bạc, kim khí quý, đá quý và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; cổ vật, bảo vật quốc gia do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển.
Theo tờ trình của Bộ Công an, hiện công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt trong thực tiễn ở các đơn vị, địa phương còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Đáng chú ý là cơ chế chỉ huy, phối hợp, thông tin báo cáo và phương tiện trang bị còn lạc hậu, biên chế tổ chức, chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng với yêu cầu do lĩnh vực bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật có hiệu lực cao ở cấp Chính phủ để điều chỉnh.
Do đó Bộ Công an khẳng định cần phải hoàn thiện quy định của pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng cảnh sát cơ động phát huy hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ trong công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
Về nghị định này, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, xây dựng Nghị định trình Chính phủ xem xét, ban hành trong Quý I năm 2018.
Ảnh minh họa: zing
Việc xây dựng Nghị định phải bảo đảm yêu cầu: Chủ thể của lễ hội là cộng đồng, tinh thần của lễ hội phải bảo đảm phát huy được giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, lòng yêu nước, tự hào dân tộc; kinh phí tổ chức lễ hội theo phương châm xã hội hóa; cơ quan nhà nước giữ vai trò quản lý, định hướng nội dung hoạt động và giám sát, có các biện pháp để quản lý tốt lễ hội. Quy định thống nhất đầu mối và trách nhiệm quản lý Nhà nước về lễ hội là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định này trong Quý I năm 2018.
Theo Nghị quyết, Chính phủ cũng thống nhất sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh và các nội dung cơ bản của dự thảo Luật với phạm vi điều chỉnh theo hướng Luật Cạnh tranh là Luật điều chỉnh chung về cạnh tranh, bao gồm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, làm căn cứ để các luật chuyên ngành cụ thể hóa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực. Đồng thời tiếp tục rà soát, bảo đảm tính thống nhất giữa Luật Cạnh tranh với các luật liên quan khác.
Chính phủ lưu ý không quy định về việc thành lập cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Chính phủ trong dự thảo Luật.