Công bố 5 Nghị quyết được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm

Quốc hội| 30/06/2018 23:54

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa công bố 5 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm và đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký chứng thực ban hành.

Theo Nghị quyết số 58/2018/QH14, Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2016 với tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng; bội chi ngân sách Nhà nước là 248.728 tỷ đồng. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước gồm vay trong nước 197.165 tỷ đồng và vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng.

Qua Nghị quyết số 59/2018/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, Quốc hội quyết định 5 nội dung giám sát tại Kỳ họp thứ bảy, trong đó có giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”; 8 nội dung giám sát tại Kỳ họp thứ tám, trong đó có giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”.
Công bố 5 Nghị quyết được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm
Phiên họp toàn thể tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XIV.

Với Nghị quyết số 61/2018/QH14, Quốc hội đã quyết định thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”. 

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó trưởng đoàn thường trực. Các phó trưởng đoàn giám sát gồm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.

Thông qua Nghị quyết số 62/2018/QH14, Quốc hội đã quyết định thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”. 

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ làm Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt làm Phó trưởng đoàn thường trực. Các phó trưởng đoàn giám sát gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy.
Công bố 5 Nghị quyết được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.

Nghị quyết số 63/2018/QH14 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV ghi nhận các giải pháp, cam kết của Chính phủ, bộ trưởng các bộ: Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. 

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những cam kết, các giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp này, báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp tiếp theo. 

Toàn văn các Nghị quyết xem tại file đính kèm.

NQ ctgs 2019 (ban thong qua).doc

NQ tl DGS QLSDDDDT 2019-a6.doc

Nghi quyet Doan GS PCCC.doc

NQ chat van ky hop 5 (Sao y ban hanh).doc

NQ PHE CHUAN QUYET TOAN NAM 2016 (11). Gui DBQH thong qua ngay 12.6.2018.doc
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Công bố 5 Nghị quyết được Quốc Hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO