Mỹ thuật

Cơ hội thưởng lãm tranh thủy mặc của các họa sĩ Việt – Hàn

Thụy Phương 07/11/2023 15:05

Gần 90 tác phẩm của 3 họa sĩ Hàn Quốc và Việt Nam vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm tranh với chủ đề “Phật pháp được lưu truyền tại Thành phố Hà Nội 1000 năm” do Phật Giáo Viên Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội nhân dịp lễ trao nhận kinh Phật viên (Lễ Phụng Phật).

Tham gia triển lãm có Giáo sư, họa sĩ Kim Chang Bae – Phó Chủ tịch Hiệp hội nghệ thuật Hàn Quốc, người được mệnh danh là bậc tài về tranh thiền Hàn Quốc, từng được lựa chọn là nghệ sĩ Hàn Quốc xuất sắc nhất khi tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên năm 2008; họa sĩ Kim Won Do – nhà nghiên cứu tranh mực Zen cũng là người sáng lập hội họa Won Muk Hwa (tranh thiền Phật giáo viên) và nghệ sĩ thị giác Vũ Bạch Liên – một nữ nghệ sĩ Việt đã được biết tới với nhiều thể nghiệm nghệ thuật độc đáo.

khai-mac-tl.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Ngoài 1 tác phẩm sắp đặt đồ họa (khắc gỗ độc bản) trên giấy Hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc) còn lại 85 tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm đều được vẽ trên mực nho và màu nước.

Bằng nét bút điêu luyện, tư duy nghệ thuật cùng tình yêu cuộc sống thiết tha, các nghệ sĩ đã đưa người xem đến với những vẻ đẹp của thiên nhiên hoa cỏ trong sự luân chuyển của 4 mùa đồng thời đan cài những triết lý về nhân sinh trong xã hội đương đại trong mỗi tác phẩm.

Những mảng màu thủy mặc bình dị đan quyện với những nét bay vút của mảng tranh khắc gỗ độc bản làm cho không gian triển lãm vừa tĩnh lại vừa động, đem đến sự an tĩnh lắng đọng mà cũng không ngừng biến áo trong một dòng chảy tương tác va chạm đầy phong phú của sự sống.

tl-2.jpg
Không chỉ đưa người xem đến với những vẻ đẹp của thiên nhiên hoa cỏ... mỗi tác phẩm còn ẩn chứa những triết lý về nhân sinh.
tl-3.jpg

Bên cạnh những tác phẩm vẽ hoa sen, chim, cá, thiền trà và văn học Hàn Quốc, điều đặc biệt là tại triển lãm này công chúng có thể thưởng thức 50 tác phẩm vẽ theo lối truyền thống Hàn Quốc như: khắc họa ánh sáng, cảnh núi non, di sản văn hóa thế giới...

Có mặt tại lễ khai mạc triển lãm, Giáo sư, họa sĩ Kim Chang Bae bày tỏ niềm vui khi những tác phẩm của mình được giới thiệu với công chúng. Ông nhấn mạnh: “Xu hướng toàn cầu của làn sóng Hàn Quốc là nền tảng của văn hóa đại chúng, trong cả nghệ thuật và mỹ thuật. Tranh thiền, tranh vẽ về thiên nhiên, hoa cỏ của các họa sĩ Hàn Quốc đã được cộng đồng nghệ thuật ở nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Triển lãm có ý nghĩa rất lớn, đánh dấu kỷ niệm 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước".

tl-1.jpg
Một góc không gian triển lãm ngày khai mạc.

Chia sẻ tại buổi khai mạc triển lãm, bà Han Hoa Chung, Ni sư Viện Phật giáo tại Hà Nội bày tỏ mong muốn triển lãm sẽ là cơ hội để công chúng khám phá hình ảnh người tu hành trong tranh và trong chữ của tranh Son Muk Hwa Hàn Quốc, đồng thời bắc nhịp cầu giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 14/11/2023 tại Phật Giáo Viên Hàn Quốc tại Hà Nội, Lô 101 – TT4 Khu đô thị Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ về họa sĩ Dương Bích Liên
    Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Dương Bích Liên, sáng ngày 13/7, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức chương trình Art talk “Họa sĩ Dương Bích Liên - Ánh chớp thầm lặng”. Art talk đã đưa công chúng đến với ký ức về họa sĩ Dương Bích Liên thông qua những tác phẩm của cố họa sĩ, những câu chuyện kể đầy xúc động của các vị khách mời, người thân trong gia đình của họa sĩ.
  • Bức tranh Sen Liên Hoa Tịnh Cảnh trưng bày tại lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Quận Tây Hồ, Hà Nội) từ ngày 12 đến ngày 16/7/2024. Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và khẳng định giá trị của cây sen trong phát triển kinh tế và đời sống tinh thần của con người.
  • Nhiều tác phẩm độc bản của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về lần đầu triển lãm
    Trong số 150 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Khát vọng Hòa bình” của hoạ sĩ Lê Bá Đảng được trưng bày thì có 100 tác phẩm lần đầu tiên được đưa về từ Pháp.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • Triển lãm "Cuộc sống quanh ta": Chạm đến trái tim từ những điều giản dị, thân thương
    Chiều 26/6, tại số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Cuộc sống quanh ta 2024". Triển lãm do Câu lạc bộ sáng tác đề tài xây dựng tổ quốc (Hội Mỹ thuật Việt Nam) tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội thưởng lãm tranh thủy mặc của các họa sĩ Việt – Hàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO