Cơ hội giao lưu mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc

Gia Phú| 10/04/2019 07:55

116 tác phẩm của 110 họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm giao lưu mỹ thuật quốc tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc.

Cơ hội giao lưu mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc
Ông Yun Bu Nam, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật Kiro Hàn Quốc phát biểu 
tại lễ khai mạc triển lãm  - Ảnh: ĐT
 Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, những năm gần đây, giới mỹ thuật hai nước đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm chung, góp phần vào việc giới thiệu nền mỹ thuật của từng quốc gia đến với công chúng, tăng cường sự hiểu biết về mỹ thuật giữa nhân dân và nghệ sĩ tạo hình Việt Nam và Hàn Quốc. 

Triển lãm lần này giới thiệu 116 tác phẩm của 110 tác giả trong đó có 76 tác phẩm của 70 hội viên Hiệp hội Mỹ thuật Kiro Hàn Quốc và 40 tác phẩm của 40 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm đều được sáng tác trong thời gian gần đây với nhiều chất liệu, trường phái, bút pháp, phong cách khác nhau, thể hiện được những đặc trưng văn hóa và nghệ thuật tạo hình của từng quốc gia. 

Xem triển lãm, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chia sẻ, bà đã cảm nhận được sự gần gũi giữa các họa sĩ châu Á với nhau trong các tác phẩm của các họa sĩ nước bạn. “Các tác phẩm của họa sĩ Hàn Quốc đa phần được thể hiện trên chất liệu mực màu, thể hiện bằng nhiều bút pháp với những mảng màu cùng phô trương, nhường nhịn nhưng vẫn toát lên sự thanh cao, nhẹ nhàng” – Nhà phê bình Nguyễn Hải Yến nhận xét. Còn nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo thì đánh giá:  Tranh của các họa sĩ Hàn Quốc chủ đề chủ yếu là hoa lá, thư pháp, chim muông  được thể hiện bằng những gam màu tươi tắn, với lối vẽ truyền thống chịu ảnh hưởng của hội họa Trung Quốc. Đề tài, nội dung của tác phẩm rất phong phú nhưng vẫn giữ được những nét riêng khó có thể  lẫn với tranh của các họa sĩ Việt Nam. Và dù vẽ theo lối gì, chất liệu nào thì người xem vẫn có thể cảm nhận được những tình cảm mà tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm. Đây cũng chính là điều mà công chúng yêu hội họa rất thích thú. 

Về phía Việt Nam, góp mặt trong triển lãm lần này là những gương mặt quen thuộc và cũng đang sung sức sáng tạo. Đó là họa sĩ Thành Chương, Vi Kiến Thành, Phạm An Hải, Lê Trí Dũng, Nguyễn Nghĩa Phương, Bùi Mai Hiên, Lê Anh Vân, Phạm Bình Chương, Lê Thế Anh, Lê Trần Hậu Anh, Văn Chiến… Có người sáng tác trên chất liệu sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ; có người lại thả hồn trong giấy gió, lụa hay chất liệu bột màu, acrylic… nhưng tất cả các tác phẩm đều bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Vẻ đẹp ấy ẩn sau những cảnh sắc của bốn mùa, của cuộc sống đời thường, trong những phong cảnh bình dị khi ở chốn làng quê, lúc là xóm núi…; rồi những gương mặt cuộc đời mà đâu đó chúng ta đã đi qua.

Có thể nói, với góc nhìn và cách thể hiện mang đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, các họa sĩ của cả hai nước đã mang đến cho phòng tranh nhiều cảm xúc. Đặc biệt thông qua triển lãm, công chúng và các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam có điều kiện thưởng thức và hiểu biết sâu sắc hơn về mỹ thuật truyền thống cũng như hiện đại của Hàn Quốc. 

Cơ hội giao lưu mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc
Một góc triển lãm giao lưu mỹ thuật quốc tế 
Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: ĐT
Còn với Hàn Quốc, như chia sẻ của ông Yun Bu Nam, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật Kiro Hàn Quốc thì hoạt động giao lưu mỹ thuật này cũng chính là cơ hội để các họa sĩ Hàn Quốc tìm hiểu và học hỏi thêm về văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. “Tôi mong muốn, sau triển lãm lần này, các họa sĩ Hàn Quốc sẽ có nhiều dịp gửi tác phẩm sang Việt Nam để trưng bày triển lãm và ngược lại tôi cũng mong muốn các họa sĩ Việt Nam cũng sẽ đưa tác phẩm sang Hàn Quốc để triển lãm” – ông Yun Bu Nam bày tỏ. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội giao lưu mỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO