Cơ hội cho sinh viên nghèo sang Nhật Bản làm việc

G.Nam/NLĐ| 07/10/2019 07:47

Đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận và được kỳ vọng sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đầu được sang thực tập tại Nhật Bản.

Trung tâm Lao động ngoài nước (Dolab) thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka (Nhật Bản) vừa tiến hành ký kết thoả thuận hợp tác về việc phái cử thực tập sinh hộ lý Việt Nam sang thực tập tại Nhật Bản. Đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận và được kỳ vọng sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đầu được sang thực tập tại Nhật Bản.

Theo đó, Colab là đơn vị sự nghiệp của Bộ LĐ-TB-XH được giao nhiệm vụ trực tiếp hợp tác theo nguyên tắc phi lợi nhuận với Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka trong việc phái cử thực tập sinh ngành hộ lý sang Nhật Bản thực tập.

Cơ hội cho sinh viên nghèo sang Nhật Bản làm việc - Ảnh 1.

Sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề

Theo quy định của Nhật Bản, ngành hộ lý cũng là một trong 14 ngành nghề được chính phủ Nhật Bản xét visa tư cách đặc định, vì vậy việc hợp tác giữa Colab và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka theo nguyên tắc phi lợi nhuận, sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đấu, thực tập sinh hộ lý đã đào tạo cơ bản tại Việt Nam được sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề, chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức thu nhập khá, ổn định. Những thực tập sinh này sau khi hoàn thành chương trình về nước cũng sẽ đóng góp vào nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở trong nước.

Ông Takeshima Tenmi, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka khẳng định việc hợp tác này cũng góp phần vào việc giúp Nhật Bản giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành điều dưỡng, hộ lý và thúc đẩy giao lưu hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa hai nước.

Đây là chương trình hợp tác mới, Colab mong muốn thu hút người lao động đăng ký tham gia trong đó quan tâm đến sinh viên là con em các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên nghèo...

Cơ hội cho sinh viên nghèo sang Nhật Bản làm việc - Ảnh 1.

Sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề

Theo quy định của Nhật Bản, ngành hộ lý cũng là một trong 14 ngành nghề được chính phủ Nhật Bản xét visa tư cách đặc định, vì vậy việc hợp tác giữa Colab và Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka theo nguyên tắc phi lợi nhuận, sẽ là cơ hội cho những sinh viên nghèo có ý chí phấn đấu, thực tập sinh hộ lý đã đào tạo cơ bản tại Việt Nam được sang thực tập tại Nhật Bản với chi phí thấp, có điều kiện nâng cao tay nghề, chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội được làm việc dài hạn tại Nhật Bản với mức thu nhập khá, ổn định. Những thực tập sinh này sau khi hoàn thành chương trình về nước cũng sẽ đóng góp vào nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở trong nước.

Ông Takeshima Tenmi, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc y tế Osaka khẳng định việc hợp tác này cũng góp phần vào việc giúp Nhật Bản giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong ngành điều dưỡng, hộ lý và thúc đẩy giao lưu hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa hai nước.

Đây là chương trình hợp tác mới, Colab mong muốn thu hút người lao động đăng ký tham gia trong đó quan tâm đến sinh viên là con em các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên nghèo...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
  • [Inforgaphic] Mô hình sơ đồ tổ chức chính quyền xã thuộc Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025
    Theo Luật số 72/2025/QH15 tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2025; Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 1/7/2025, Thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới. Theo đó, mô hình tổ chức chính quyền xã của Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025 đã có sự thay đổi khi Thành phố triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội cho sinh viên nghèo sang Nhật Bản làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO