Cô giáo Lê Trần Diệu Thu - Tình thương được vun trồng lên từ những người thầy

Theo Nguyễn Hà Linh My/Việt Nam hội nhập| 17/07/2018 14:16

Cô giáo Lê Trần Diệu Thu thường tạo nên bất ngờ với sự vận dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy cùng lối diễn đạt sáng tạo. Cô giáo trẻ sinh năm 1995 nổi tiếng trên mạng xã hội với “Phương pháp học văn bằng công thức Toán”, hiện đang là giáo viên trường THPT Trần Quang Khải, Hoàng Mai, Hà Nội. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của cô về bản thân và chính nghề giáo mà cô đang theo đuổi.

Khi được hỏi về lý do lựa chọn trở thành một cô giáo dạy văn, cô Diệu Thu chia sẻ :“Tôi thấy không ít giáo viên trẻ hiện nay lựa chọn nghề này bởi nó mang lại thu nhập tốt, ổn định, vì nhàn hạ, vì tốn ít sức, vì trong quá trình rèn nghề được nhà nước chu cấp toàn bộ học phí,... Nhưng lựa chọn trở thành một giáo viên dạy văn với tôi không phải vì những lý do đó mà bởi nghề giáo đã trở thành khao khát thuở thiếu thời và còn bởi tôi tin rằng không có học sinh kém, chỉ có những người thầy chưa truyền được cảm hứng, khơi dậy sự ham muốn học hỏi ấy của các em. Và tôi muốn trở thành người có thể thổi bùng ngọn lửa đang âm ỉ cháy đỏ trong mỗi học trò. Đó là lý do tôi chọn nghề này”.

Cô giáo Lê Trần Diệu Thu - Tình thương được vun trồng lên từ những người thầy

Xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận về mỗi nghề cũng có sự thay đổi. Có người nói “Trong xã hội hiện đại nghề giáo suy cho cùng cũng chỉ là một nghề”. Khi theo dõi tới đây, cô Thu đã có những chia sẻ thật lòng và hết sức thẳng thắn suy nghĩ của mình về nghề giáo. Cô cho rằng, có hai nghề cho dù là trước kia hay hiện tại thì vẫn giữ vai trò quan trọng rất lớn. Đó là nghề thuốc và nghề giáo. Bởi lẽ đối tượng tác động của cả hai nghề này là con người. Và vì vậy, những người làm nghề phải luôn trau dồi, học hỏi, rèn luyện, giữ mình để việc làm của bản thân không được phép sai. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đến trí tuệ của con người.. Xã hội hiện đại thì nghề giáo càng đóng vai trò, vị trí quan trọng hơn. Xã hội hiện đại buộc người thầy phải luôn rèn luyện, làm mới bài giảng, đáp ứng những đòi hỏi, xu thế phát triển mới của thời đại. Học sinh hiện nay có thể tiếp thu kiến thức qua nhiều kênh khác nhau không như trước kia chỉ có một kênh suy nhất là người dạy. Bởi vậy, kiến thức của người thầy phải rộng, phải sâu, phải hơn trò nhiều bậc thì mới có thể trụ vững được với nghề. Vậy nên, dù là trước kia hay bây giờ thì nghề giáo vẫn là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”.

Với ai đó, mục đích của việc dạy văn có thể là giúp học sinh viết được một bài văn hay, cảm thụ được một tác phẩm tốt. Còn với cô điều tự hào nhất chính là những kiến thức mình giảng dạy không chỉ nằm trên trang vở lý thuyết, học sinh chỉ cần học thuộc lòng là xong, mà điều quan trọng là qua những tác phẩm văn học ấy, các em có thể ứng dụng thực tế để có những cách hành xử văn minh, đúng đắn trong cuộc sống. Bởi văn học là nhân học, dạy văn là dạy cách làm người, trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Quả thực điều thành công nhất mà cô đạt được không phải là các bảng hiệu, thành tích. Càng không phải điểm của học trò cao qua các năm. Có lẽ với cô thành công nhất là được học sinh yêu quý. Mặc dù mới vào nghề nhưng đã "lọc máu" thành công cho những bạn học sinh được mình trực tiếp cô dạy. Những học sinh vốn rất nghịch, mất tập trung, vô lễ với cha mẹ, thầy cô... Và khi học với cô một thời gian thì thay đổi hẳn :“Các em ấy thì trầm hẳn tính lại, quan tâm, yêu thương mọi người nhiều hơn, ứng xử văn minh và nhân đạo hơn. Đó là thành công lớn nhất của mình”- cô Thu chia sẻ.

Cô giáo được biết đến với phương pháp độc đáo – “Học văn bằng công thức Toán”. Nghe phương pháp thì có phần kì lạ, bởi một môn toán học được biết đến với những chữ số khô khan tưởng chừng như không có mối liên hệ với môn học cần một lối tư duy “bay bổng”. Phải chăng chính cách dạy đặc biệt ấy lại là sức hút đối với các bạn học sinh. Nói về điểm đặc biệt trong cách dạy của mình, cô giáo chia sẻ :“Điều thú vị nhất trong bài giảng văn của mình, mình luôn liên hệ gần với cuộc sống của từng học trò. Để học trò cảm thấy những kiến thức ấy không phải là lý thuyết suông, không cảm thấy nhàm chán. Và để giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, trong các bài giảng của mình đều được thiết kế theo sơ đồ tư duy hoặc theo công thức nhất định. Mỗi tiết học là vô vàn mẹo và bí kíp hài hước, kiến thức hệ thống dễ thuộc, giúp bài giảng ghim sâu và não bộ trong khoảng thời gian ngắn”.

Cô giáo Lê Trần Diệu Thu - Tình thương được vun trồng lên từ những người thầy

Ngoài ra đó còn là sự “Thấu hiểu - Yêu thương - Trách nhiệm - Truyền cảm hứng”. Đối với cô thấu hiểu là vì trước khi dạy bất cứ ai, mỗi giáo viên phải đặt bản thân mình vào trường hợp, hoàn cảnh, trình độ của từng em để cảm nhận. Sau đó, mới yêu thương được. Và đương nhiên, từ thấu hiểu, từ yêu thương sẽ cảm thấy cần có trách nhiệm, giúp từng học sinh tốt lên từng ngày để thiết kế những bài giảng truyền cảm hứng đến học trò một cách tối ưu nhất.

Là một cô giáo rất trẻ, nhưng hiện nay cô đã có một lượng học sinh luôn yêu quý, quan tâm và kính trọng, cô đến với học sinh bằng sự chân thành của một người bạn, người chị,...Cô yêu thương sẽ nhận lại điều tương tự. Vì thế nên con đường dạy học cô luôn đầy ắp chân thành, yêu thương.

Khi được hỏi về học trò mà mình ấn tượng nhất kể từ khi dạy học đến giờ, cô tâm sự :“Mỗi học lứa học trò đi qua đều để lại cho tôi nhiều kỉ niệm khác nhau. Nhiều học trò sợ tôi sẽ quên, nhưng kì thực chỉ cần nghe giọng nói là tôi có thể đoán biết được ai. Học trò tôi nhớ nhất là em Lê Nguyễn Cẩm Trang, một học sinh tôi dạy, kì thi năm 2015 đạt 9 điểm văn (khóa 97). Hiện tại, Trang cũng theo nghề sư phạm, và tương lai sẽ trở thành một giáo viên dạy văn” 

“Học sinh từng viết lưu bút cho tôi, có những em thẳng thắn bày tỏ quan điểm thích cách tôi truyền lửa, thích lắng nghe những câu chuyện của tôi. Có những tháng ôn thi cấp tốc, có những học sinh từ Hưng Yên, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La,... vượt nhiều km để lên Hà Nội, đến lớp văn của tôi, chỉ để được gặp và nghe tôi nói chuyện, giảng giải. Đó là điều tôi trân trọng và cảm động!”

Điều cô muốn nhắn gửi đến các bạn học sinh ngày nay là :“Ai đó đã nói, khi nào bạn muốn bỏ cuộc thì hãy nhớ đến lúc bắt đầu. Tôi đã từng như thế, và nhiều bạn học sinh hiện tại có lẽ cũng đã từng như thế. Chúng ta có thể quỵ ngã trước khó khăn, nhưng đừng bao giờ cho phép mình thôi hi vọng. Hãy sống bằng đam mê, bằng ý chí của một người trẻ và nỗ lực thực sự. Ngày mai sẽ ở trong tầm tay…!”

Rất cám ơn những lời chia sẻ của cô giáo Diệu Thu!

Hiện nay, cô Diệu Thu với lối giảng dạy gần gũi và tạo được ấn tượng với học trò, cô giáo trẻ đang nỗ lực cống hiến hết sức mình trên con đường tạo dựng cầu nối tri thức cho tất cả các học sinh hiếu học. Sắp tới, các bài giảng của cô sẽ được cập nhật trên trang chủ của hệ thống học trực tuyến Cedu -  là nơi các bạn học sinh có thể tiếp nhận kiến thức và phương pháp giảng dạy của cô một cách tối ưu nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 là sự kiện văn hóa – du lịch thường niên diễn ra hằng năm và năm nay được Thành phố xác định là một trong các sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
  • Thông xe đường Âu Cơ-Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng 4/10, dự án cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên và nâng cấp đường Xuân Diệu, đã chính thức thông xe, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội.
  • Tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 qua chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm"
    Trong khuôn khổ các hoạt động Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 4/10, tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”.
Cô giáo Lê Trần Diệu Thu - Tình thương được vun trồng lên từ những người thầy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO