Chuyện chưa kể về xưởng quân khí của Anh hùng Ngô Gia Khảm

Phạm Văn Năm| 21/08/2017 10:17

Ngay từ những năm năm mươi, trên các trang sách học trò, các thế hệ học sinh Việt Nam đã được học và vô cùng khâm phục, mến mộ ông Ngô Gia Khảm - một trong 7 người đầu tiên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu Anh hùng. Và dưới đây là câu chuyện về xưởng quân khí đầu tiên của anh hùng Ngô Gia Khảm trong kháng chiến chống Pháp đặt ở làng Xuân Bách, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ai cũng biết  cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đầy gian khổ của dân tộc ta bắt đầu từ những cây gậy tầm vông và giáo mác. Với tinh thần yêu nước, lòng say mê và sáng tạo, ông đã cùng đồng nghiệp khắc phục mọi khó khăn và thiếu thốn, chế tạo ra nhiều loại đạn, lựu đạn và các loại vũ khí, kịp thời cung cấp cho Việt Minh đánh giặc trên các mặt trận.
Chuyện chưa kể về xưởng quân khí của Anh hùng Ngô Gia Khảm
Ông Nguyễn Văn Trọng - người bị bỏng tại xưởng sản xuất vũ khí ở làng Xuân Bách, Sóc Sơn, Hà Nội của Anh hùng Ngô Gia Khảm (ảnh. Văn Năm)

Trong suốt quá trình lao động say mê và sáng tạo đó, bản thân ông đã phải trải qua nhiều lần sinh tử. Một trong những lần sinh tử tưởng như đã không còn sống nổi – đó là lần ông bị bỏng nặng đến mức co quắp cả tay, mặt mày thì cháy xém. Ông đã được người dân địa phương cùng một số anh em công nhân trong xưởng cấp cứu và khiêng đi bệnh viện ngay trong đêm.

Tuy nhiên cho đến tận hôm nay, rất tiếc là vẫn chưa ai biết được ông Ngô Gia Khảm đã bị bỏng ở đâu, vào ngày tháng năm nào, trong hoàn cảnh cụ thể như thế nào; những ai đã bị bỏng cùng với ông và gia đình nào đã cưu mang, giúp đỡ ông, vợ con ông cùng với hơn hai mươi anh em công nhân của xưởng quân giới khi đó?

Về làng Xuân Bách, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn bây giờ, hỏi các cụ cao niên ai cũng biết cái xưởng cơ khí của ông Ngô Gia Khảm đã được đặt ở vị trí nào. Cái đêm xảy ra hỏa hoạn đó có những ai đã bị bỏng còn những ai đã không qua khỏi và phải ra đi vĩnh viễn? Gia đình ông Ngô Gia Khảm (lúc đó gồm có vợ, 2 người con: một gái, một trai và mẹ vợ ông) có ở đó không và nếu ở đó thì có ai bị bỏng không?… 

Ông Nguyễn Văn Trọng năm nay đã ngoài 90 tuổi, là một trong số những người đã bị bỏng cùng với ông Ngô Gia Khảm kể lại:

“Vào khoảng tháng 10 năm 1946 (tôi nhớ lúc đó đang gặt lúa mùa), ông Vương Xuân Xe người Quảng Hội trong Ủy ban Kháng chiến dẫn ông Ngô Gia Khảm cùng vài người nữa về làng Xuân Bách tìm nơi đặt xưởng sản xuất vũ khí (hồi đó làng Xuân Bách tiếp giáp với rừng rậm trải dài suốt cho đến tận chân núi Sóc). Lúc đầu mọi người định đặt xưởng ngay trong đình làng vì ở đó rộng rãi. Tuy nhiên đình là nơi có nhiều người thường xuyên qua lại nên rất dễ bị lộ bí mật. Lúc đó, bố tôi là Nguyễn Văn Hiện đang giữ chức Chủ tịch lâm thời, có hai căn nhà rộng rãi, vị trí lại nằm ở giữa làng, rất kín đáo nên đã đề nghị đưa xưởng về nhà mình. Máy tiện, máy dập, cắt đặt ngay trong nhà. Công nhân làm và ngủ ngay tại đó. Những khi trời mưa ẩm ướt lại phải đem thuốc súng ra sấy cho khô thì mới nhồi được. Trong kháng chiến khó khăn và thiếu thốn, mọi cái đều rất dơn giản. Thuốc súng được sấy ngay trên bếp củi, trong một cái thùng phi to cắt bỏ nắp. Đêm đến, mọi người thường ngồi quây quần quanh bếp củi để sưởi cho ấm.

Vào đêm ngày mồng sáu tết năm 1947, như thường lệ, mọi người quây quần ngồi xem sấy thuốc và sưởi đến khuya thì lăn ra ngủ ngay dưới nền nhà. Vợ con ông Khảm cùng mẹ ông thì nằm đắp một chiếc chiếu phía trong. Bên ngoài có bà Thành là công nhân trực tiếp làm. Ngoài ra còn có tôi, bà mẹ kế tôi và người em cùng cha khác mẹ là Nguyễn Văn Diến lúc đó mới 7 tuổi. Trong màn đêm, tôi thấy những cục than hồng thỉnh thoảng lại nổ lép bép bắn lên những đốm lửa nhỏ xíu nhảy múa trong không gian. 

Vào khoảng hơn 11 giờ đêm, ông Khảm vào kiểm tra. Vừa vào đến nơi thì có một tàn lửa nhảy múa rồi vô tình rơi vào trong thùng thuốc đang sấy trên bếp. Ngọn lửa bất thần bùng lên nhanh và mạnh đến mức làm xô nghiêng cả chiếc thùng phi và hất ông Khảm ngã lăn ra nền bếp. Em tôi là người đầu tiên nhìn thấy sợ hãi nhổm dậy liền bị lửa phụt bào bụng ngã lăn ra bất tỉnh. Tôi nằm liền kề nên bị lửa táp vào mặt, vào người bỏng rát và không mở được mắt. Bà mẹ kế tôi và bà Thành cũng bị bỏng khắp người. Như một phản xạ, bà mẹ vợ ông Khảm thấy vậy liền thò tay ra để kéo mép chiếu đắp kín cho các cháu liền bị lửa hắt vào nên cũng bị bỏng nhẹ một bên tay. Ngọn lửa bùng lên rất nhanh và kết thúc cũng rất nhanh. Lúc đó mọi người còn nghèo khó lắm. Không ai có xe đạp hay xe cải tiến gì đâu. Mọi người trong xóm kéo đến mỗi người một tay chặt tre làm đòn, làm cáng khiêng những người bị nạn đi cứu chữa. Em tôi là Nguyễn Văn Diến do bị quá nặng nên đã tắt thở. Tôi và bà mẹ kế cùng với ông Khảm và những người bị bỏng khác được mọi người khiêng đưa lên bệnh viện ở Phúc Yên cứu chữa gần bốn tháng sau mới khỏi. Ông Ngô Gia Khảm có lẽ do bị bỏng nặng hơn nên được đưa lên tuyến trên. Sau này, vào những năm 1960 - 1961 ông cùng với người bạn là ông La Văn Cầu vẫn đánh xe về làng Xuân Bách để thăm gia đình tôi”.

Sau 70 năm vất vả mưu sinh, những vết sẹo vẫn lằn sâu trên mặt, trên cổ, trên khắp cánh tay và thân mình ông Trọng như những chiến tích không bao giờ phai mờ. Nhìn những vết sẹo trên tấm thân gầy guộc của ông - một cụ già đã sắp bước sang cái tuổi “bách niên” mà lòng tôi càng thêm cảm phục những lớp người đi trước như các ông đã vượt lên mất mát và đau thương, xả thân vì đất nước mà không một lời kêu ca hay đòi hỏi. Chính nhờ có họ mà chúng ta mới có được cuộc sống tươi đẹp như ngày hôm nay.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Chuyện chưa kể về xưởng quân khí của Anh hùng Ngô Gia Khảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO