Thông tin doanh nghiệp

Chuyện chưa kể về những “viên gạch” đầu tiên cùng sáng tạo bởi UPenn và VinUni

Huy Hoàng 08:14 02/06/2023

“Giảng viên của UPenn không đến dạy cho sinh viên VinUni một vài buổi rồi đi. Họ tôn trọng đề nghị của VinUni về xây dựng chương trình riêng”, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Chương trình Điều dưỡng (Viện Khoa học Sức khỏe), Trường Đại học VinUni nhớ lại những ngày đầu tiên xây dựng chương trình điều dưỡng cho VinUni cùng đội ngũ giáo sư của Trường ĐH Pennsylvania (UPenn) - ĐH Top đầu thế giới về đào tạo ngành điều dưỡng.

Mỗi bài giảng là sản phẩm cùng sáng tạo của cả UPenn và VinUni

- Đã 5 năm từ ngày VinUni chính thức bắt tay với “người khổng lồ” UPenn. Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, UPenn và VinUni đã cùng nhau xây dựng chương trình điều dưỡng ra sao, thưa TS?

Phải nói rằng UPenn hỗ trợ chúng tôi rất toàn diện, từ xây dựng tiêu chuẩn, quy trình tuyển sinh tới khuyến nghị về chiến lược phát triển giảng viên, tiêu chuẩn lựa chọn giảng viên. Ngoài ra, UPenn đã cùng VinUni xác định chuẩn đầu ra, xây dựng khung chương trình, phát triển tài liệu dạy, học chi tiết. VinUni và UPenn muốn một chương trình đúng chuẩn của Mỹ từ nội dung, phương pháp dạy-học tới kiểm định và thi chứng chỉ hành nghề. Khó khăn lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là làm thế nào để hòa hợp được sự khác biệt về môi trường đào tạo điều dưỡng giữa hai quốc gia.

Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Mỹ đã bắt đầu từ năm 1923. Trong khi đó, phải tới năm 1996, Việt Nam mới có chương trình đại học điều dưỡng chính quy. Yêu cầu về chuẩn đầu ra của Điều dưỡng Mỹ rất cao, các quy định về đào tạo cũng ngặt nghèo. 

Để vượt qua, chúng tôi chọn một thách thức lớn hơn: Hai bên cùng “may đo” chương trình phù hợp với thực tế của Việt Nam. Chúng tôi thành lập nhóm xây dựng chương trình mà ở đó mỗi học phần đều được xây dựng bởi ít nhất hai giảng viên, một của UPenn, một của VinUni. Đây là một trải nghiệm  thú vị. Bạn thử tưởng tượng giảng viên của một ngôi trường mới “ra đời” tranh luận với giáo sư trường Điều dưỡng số 1 thế giới một cách bình đẳng cả chuyên môn và phương pháp sư phạm, không hề dễ dàng nếu cả hai bên không thực sự tôn trọng và cầu thị. Vậy mà chúng tôi làm được! Từ đó tới nay, mỗi bài giảng của VinUni luôn là sản phẩm của sự tương tác và đồng thuận của cả UPenn lẫn VinUni.

image(16).png
TS Nguyễn Hoàng Long với nhiều bài giảng tâm huyết dành cho ngành điều dưỡng

- Điều gì ở UPenn mà ông đã học hỏi được?

Tôi may mắn được Giáo sư Julie Sochalski, nguyên Điều dưỡng trưởng Quốc gia Mỹ - Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo của trường Điều dưỡng UPenn trực tiếp huấn luyện và đồng hành 5 năm qua. Không chỉ là tình thầy trò, chúng tôi còn là đồng nghiệp và những người bạn thân.

Cô Julie có tư duy hệ thống chiến lược rất tốt, tư duy đào tạo theo thực chứng rất mạnh mẽ. Những lời khuyên và câu hỏi của cô luôn khiến tôi nghĩ khác đi. Ví dụ, khi nói về chính sách cho điều dưỡng, tôi đặt câu hỏi rằng nguyên nhân gì khiến Việt Nam thiếu điều dưỡng như hiện nay. Cô không hỏi như vậy. Thay vào đó, tôi được nhận hai con số về tình hình thiếu điều dưỡng 20 năm trước và tình hình thiếu điều dưỡng hiện tại, kèm theo đó là câu hỏi: Điều gì khiến suốt 20 năm qua chúng ta vẫn thiếu điều dưỡng, tại sao chúng ta chưa thể giải quyết được tình trạng này? 

Điều lớn nhất tôi học được từ người hướng dẫn của mình là không phải câu trả lời mà chính câu hỏi xuất sắc làm nên con người xuất sắc. Hỏi nhiều và hỏi câu hỏi khác biệt là một cách học rất hiệu quả.

image(18).png
TS Nguyễn Hoàng Long trân trọng sự tận tâm của GS Julie Sochalsky từ Upenn trong quá trình hướng dẫn, đào tạo

Lứa sinh viên VinUni có kiến thức và thái độ tốt với nghề 

- Theo Tiến sĩ, sự tham gia của đội ngũ đến từ trường ĐH hàng đầu về đào tạo điều dưỡng đã tạo ra nét khác biệt nào đối với chương trình đào tạo điều dưỡng của VinUni?

Những hỗ trợ đã mang đến biến đổi toàn diện. Các tác động của UPenn gián tiếp, tức là họ giúp chúng tôi xây dựng chương trình tốt, định hướng phù hợp và đào tạo đội ngũ giảng viên đủ khả năng thẩm thấu và làm chủ chương trình của UPenn. Giảng viên của Upenn không đến dạy cho sinh viên VinUni một vài buổi rồi đi. Họ giúp VinUni xây dựng nền tảng vững chắc để VinUni tiếp tục xây dựng giấc mở của mình. 

Với sự khác biệt về chương trình, sinh viên điều dưỡng tốt nghiệp VinUni có năng lực thực hành lâm sàng với tư duy phản biện và thực hành dựa vào bằng chứng rất tốt. 100% sinh viên đã tham gia các hoạt động nghiên cứu, đăng bài và báo cáo tại các hội nghị chuyên môn trong quá trình học. Chúng tôi cũng mở nhiều cơ hội hơn cho sinh viên trong tương lai bằng các ngành phụ ở lĩnh vực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật. Với sự tương đồng về nội dung, sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn đào tạo Điều dưỡng Mỹ, sinh viên tốt nghiệp từ VinUni có thể dự thi chứng chỉ hành nghề Mỹ nếu muốn. Với năng lực như hiện nay, tôi tin rằng sinh viên VinUni đủ sức chinh phục kỳ thi chứng chỉ hành nghề không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều quốc gia phát triển khác. 

- Mọi thành quả phải đo đếm từ chất lượng sinh viên. Với sinh viên VinUni, nếu ngắn gọn trong 3 từ để đánh giá, theo ông đó là những từ gì?

Nếu dùng từ “talent”, tôi nghĩ đây đơn thuần mới là tiêu chuẩn tuyển sinh đầu vào. Tôi luôn nói với sinh viên của mình: “Từ hôm nay, khi bước qua cổng trường của VinUni, các bạn hãy tạm quên chữ Tài năng. Bây giờ các bạn là những người có tiềm năng. Bạn phải học, tôi rèn và chắc chắn không chỗ nào tôi rèn mà không đau”.  Tôi thấy sinh viên của mình đã làm đúng như thế. Các em đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, dám đương đầu với thử thách khó khăn để học tốt và nói lên tiếng nói của Điều dưỡng. Tôi tin bản lĩnh đó được khơi nguồn từ khát vọng mong muốn cống hiến cho xã hội và cho con người.

TS. Nguyễn Hoàng Long mong muốn đưa chương trình điều dưỡng tại VinUni trở thành chương trình tốt, được công nhận ở Việt Nam và trên thế giới

- Cá nhân ông kỳ vọng ra sao với những người học trò đầy tiềm năng cũng như ngành điều dưỡng trong tương lai?

Tôi được đào tạo trong nước khi học đại học rồi mới học sau đại học ở nước ngoài. Tôi từng rất tự ti khi tiếp xúc với đồng nghiệp từ các nước vì mình đến từ “vùng trũng” về đào tạo điều dưỡng. Nhưng rồi tôi khẳng định được mình trước họ và rồi thấy rằng trí tuệ người Việt không hề thua kém bè bạn. Cái mà mình cần là khát vọng của bản thân và điều kiện bên ngoài để phát triển trí tuệ đó. 

Tôi tin rằng học trò của mình đang có đầy đủ những điều kiện đó để phát triển tại VinUni. Tôi và đồng nghiệp của mình đã và sẽ làm hết sức mình để đào tạo được những Điều dưỡng viên thực sự khác biệt, những người đủ năng lực và biết cách kiến tạo sự thay đổi cho bản thân và cho xã hội. 

Trong tương lai ngắn nhất, chúng tôi sẽ đưa chương trình điều dưỡng tại VinUni trở thành chương trình tốt, được công nhận không những ở Việt Nam, mà còn cả ở khu vực và trên thế giới. Giúp người học lên tốt hơn, giúp thay đổi đổi nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của một nghề nghiệp là những việc không hề đơn giản. Nhưng đó là sứ mệnh và lý do mà VinUni và UPenn tôi đang cố gắng mỗi ngày.

- Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Đại học Pennsylvania (UPenn) – Mỹ thành lập năm 1740, được xếp hạng thứ 15 trên thế giới theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS năm 2020, thứ 15 trong lĩnh vực Y học và thứ nhất về Điều dưỡng. Theo bảng xếp hạng năm 2020 của U.S. News, Hệ thống Y tế UPenn nằm trong số 10 bệnh viện tốt nhất ở Hoa Kỳ và trường Y khoa của UPenn được xếp hạng 3 về nghiên cứu.

UPenn phối hợp với Đại học VinUni và hệ thống Bệnh viện Vinmec xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú, điều dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. UPenn cũng đang hợp tác với Vinmec để phát triển và đào tạo giảng viên, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, mở rộng các dịch vụ cụ thể và xây dựng mô hình giáo dục Khoa học Sức khỏe đẳng cấp thế giới tại Đại học VinUni.

Bài liên quan
  • Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup tuyển sinh năm thứ 4
    Tập đoàn Vingroup vừa công bố tuyển sinh Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI mùa 4 với mục tiêu xây dựng lực lượng nòng cốt cho sự phát triển bền vững của khoa học công nghệ Việt Nam. Học viên của chương trình sẽ được đào tạo miễn phí, đãi ngộ hấp dẫn cùng cơ hội tham gia vào dự án công nghệ tầm cỡ quốc tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Chuyện chưa kể về những “viên gạch” đầu tiên cùng sáng tạo bởi UPenn và VinUni
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO