Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

PV| 30/08/2021 17:13

Một bậc thầy thiết kế người Ý gặp một bậc thầy đạo diễn sân khấu người Pháp tại Phú Quốc, họ sẽ làm gì?

Họ cùng bay vào vũ trụ của sự sáng tạo.

Hè 2018, ngành du lịch Việt Nam chứng kiến một hiện tượng chưa từng có: một cây cầu chỉ dài có 150 mét, ngay sau khi khai trương, bỗng được nhắc đến trên các mặt báo khắp thế giới.

Cầu Vàng do tập đoàn Sun Group xây tại Khu du lịch Sun World Ba Na Hills được hàng trăm tờ báo, từ Reuters, CNN đến National Geographic nhắc đến như một “lý do mới để bạn chọn tới Việt Nam và nhanh chóng lọt vào hàng loạt bảng xếp hạng “cầu đẹp nhất thế giới”. Quý 1/2019, lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2018 - khi Cầu Vàng chưa được khánh thành.

Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

Trong số các biểu tượng du lịch Việt Nam được nhận diện trên tầm thế giới, thì Cầu Vàng là một trường hợp hiếm hoi khai sinh trong thế kỷ 21. Các biểu tượng khác, từ vịnh Hạ Long cho đến Đại nội Huế, đều là món quà của tự nhiên hoặc di sản văn hóa nhiều thế kỷ.

Và sự xuất hiện đáng kinh ngạc của Cầu Vàng bỗng đặt cho ngành du lịch nói chung, hay là bản thân riêng Sun Group một đề bài: Làm thế nào để tạo ra thêm những biểu tượng du lịch mới cho Việt Nam?

Đề bài này sẽ được giải bởi ECA2 – những người đã đạo diễn Lễ khai mạc World Cup 1998 – và Marco Casamonti, người được nước Ý chọn là “Đại sứ kiến trúc” của họ.

Một câu hỏi trong sách giáo khoa

Trong chương trình lớp 12 của Nam Phi, có môn Du lịch. Trong sách của họ có một câu hỏi: “Điểm khác nhau giữa một địa điểm du lịch (tourism attraction) và một biểu tượng du lịch (tourism icon) là gì?”.

Các nhà giáo dục Nam Phi dạy lớp trẻ rằng có bảy lý do để một “địa điểm du lịch” trở thành một “biểu tượng”: 1. Kiến trúc độc nhất vô nhị; 2. Phong cảnh thiên nhiên độc nhất; 3. Có giá trị tôn giáo đặc biệt; 4. Sự kỳ vĩ và quy mô siêu lớn; 5. Thành tựu phi thường của con người; 6. Có cảm quan linh thiêng và huyền bí và 7. Thu hút một lượng khách nhất định hàng năm.

Trong các yếu tố này, có những biểu tượng không thể tạo ra bằng ý chí con người. Một số khác được tạo ra bởi ý chí con người, nhưng không thể tái hiện trong kỷ nguyên hiện đại. 

Và các quốc gia trên thế giới chỉ còn 2 “cửa” để tạo ra những biểu tượng du lịch mới:  Tạo nên những kiến trúc độc nhất vô nhị, và tạo ra hoạt động để thu hút một lượng khách du lịch lớn hàng năm (bằng các lễ hội, các công viên chủ đề). 

Đó là lúc mà các ngôi sao của ngành du lịch xuất hiện. Họ là bộ não từ những công ty kiến trúc, cảnh quan và công ty tổ chức sự kiện hàng đầu thế giới. Những bậc thầy đến từ châu Âu.

Kiến tạo biểu tượng bằng trí tưởng tượng phi thường

Ngày 10/6/1998, bốn tỷ người trên khắp hành tinh đã bật truyền hình theo dõi Lễ khai mạc World Cup tại Paris. Đó vẫn được đánh giá là một trong những lễ khai mạc World Cup ấn tượng nhất trong kỷ nguyên hiện đại. Đó không chỉ là một tác phẩm quy mô, với những đóa hoa và khí cầu khổng lồ, mà còn là tác phẩm của công nghệ. Ở màn cuối cùng, trong bóng tối, các nghệ sĩ trình diễn khiêu vũ với một dàn pháo bông cháy rực trên lưng, tạo ra một vũ điệu của ánh sáng trên sân Stade de France. 

Hai năm sau, cũng trước bốn tỷ người xem truyền hình, người Pháp làm nên lịch sử cùng pháo hoa. Tại lễ đón Thiên niên kỷ mới của Paris, 20.000 quả pháo hoa được lắp lên tháp Effiel và phóng trực tiếp từ đó, biến Tháp Effiel thành “một cây nến Roman khổng lồ”, theo lời của tác giả, nhà thiết kế nghệ thuật Yves Pepin.

Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

Tháp Effiel vào thời khắc chuyển giao Thiên niên kỷ.

Những sự kiện đó chung một nhà tổ chức: công ty ECA2 của Yves Papin. Thành lập năm 1974, ECA2 trở thành một nhà thiết kế các biểu tượng du lịch toàn cầu. Và họ sẽ có mặt tại Việt Nam – với một show thường kỳ cực kỳ độc đáo tại Nam Phú Quốc.

Khi Yves Pepin sáng lập ECA2 trong thập kỷ 70, ông đã tâm niệm rằng một sự kiện không phải là thứ để phô diễn những hình ảnh “trên trời” mà là để kết nối người thưởng ngoạn với vùng đất. 

Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

ECA2 cùng Sun Group sẽ làm nên show diễn độc đáo chưa từng có tại Nam Phú Quốc 

Tại Nam Phú Quốc, trong một quần thể sân khấu độc đáo bên bờ biển, ECA2 cùng tập đoàn Sun Group sẽ làm nên biểu tượng mới cho du lịch Việt Nam. Đó sẽ là một trải nghiệm chưa từng có: 5.000 khán giả đi xuyên qua dải ngân hà, theo chân cuộc phiêu lưu của Luigi, một chàng trai trẻ và những người bạn của mình chiến đấu chống lại những mối đe dọa từ vũ trụ. Bằng các công nghệ trình diễn ánh sáng tối tân, ECA2 và Sun Group muốn kể một câu chuyện không biên giới về chủ nghĩa nhân văn. Nó thể hiện tinh thần của Nam Phú Quốc, với mục tiêu trở thành điểm đến toàn cầu.

Phép màu của những đường cong độc bản 

Khi Luigi tìm thấy nụ hôn đầu đời giữa dải Ngân hà, thì phía bên kia sân khấu, nhiều đôi lứa trao nhau khoảnh khắc lãng mạn trong đời thực, hay tìm thấy sự bình yên trong chính mình trước biển cả. Đó là ý tưởng của Sun Group khi xây dựng Cầu Hôn (Kiss Bridge), một vòng cung không khép kín như dải lụa vắt qua đại dương. 

Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

Cầu Hôn – Công trình sẽ được Sun Group kiến tạo tại Nam Phú Quốc

Đó không hẳn là một cây cầu, mà là một đài vọng cảnh, được thiết kế như một con đường đi bộ nằm lơ lửng giữa hùng vĩ của tự nhiên, để du khách như hòa làm một với thiên nhiên. Và hơn cả, đó sẽ là một “icon” mới cho du lịch Nam Phú Quốc. 

Những đường cong của Cầu Hôn sẽ hòa với sóng và bãi cát, tạo ra một hành trình giữa biển khơi. Cây cầu sẽ không khép kín. Nếu hai người đi từ hai đầu cầu, họ sẽ gặp nhau ở giữa cầu, chạm được vào nhau, trao nhau một nụ hôn, nhưng không bước qua bên kia. Nó sẽ trở thành một biểu tượng cho sự kết nối, đưa Nam Phú Quốc vượt qua biên giới Việt Nam.

Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam

Nam Phú Quốc – hứa hẹn trở thành biểu tượng du lịch mới của Việt Nam

Dễ nhận ra rằng giữa các bộ não của ECA2 và Archea Assocati có điểm chung: họ đều tôn trọng giá trị của vùng đất, nhưng đều tìm cách sử dụng công nghệ và sự sáng tạo vô biên để đẩy giá trị đó vượt xa quá khứ. Và cùng chủ sở hữu của hàng loạt công trình đình đám thế giới – Sun Group, họ sẽ tạo nên những biểu tượng mới cho một vùng đất.

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chuyện chưa kể về những người kiến tạo biểu tượng du lịch tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO