Chuyện chưa kể của diễn viên duy nhất đóng hai vai trong ‘Về nhà đi con’

VNN| 26/06/2019 11:01

Thuý Hà vào vai người vợ quá cố của ông Sơn và bà bán hoa tên Hạnh. ‘Về nhà đi con’ là bộ phim đánh dấu sự trở lại của chị với phim ảnh sau nhiều năm vắng bóng.

Thúy Hà trong vai bà bán hoa tên Hạnh trong Về nhà đi con.
Thúy Hà trong vai bà bán hoa tên Hạnh trong 'Về nhà đi con'.

- Kể từ ‘Mưa bóng mây’ có lẽ đến 5 năm chị không đóng phim. Có lý do nào cho sự vắng bóng lâu đến vậy?

Trong khoảng 4-5 năm gần đây tôi có mở một công ty truyền thông nên muốn dành thời gian cho nó. Nhưng công việc chỉ là một phần thôi. Lý do chính là tôi có một thời gian dài giải quyết chuyện gia đình. Thú thực là tâm trí mình cũng bị chia sẻ khi giải quyết những việc đó. Thêm nữa tôi cũng muốn dành thời gian cho con. Trong thời gian đó cũng có nhiều lời mời đóng phim nhưng do bối cảnh chủ yếu ở tỉnh xa mà tôi không thể thu xếp được nên đành từ chối dù rất tiếc.

- Tại sao chị lại quyết định tái xuất với ‘Những cô gái trong thành phố‘ và giờ là ‘Về nhà đi con’?

Lý do chính là kịch bản đều hay và thêm nữa các bối cảnh đều ở trong Hà Nội. Và thực tâm là tôi đã vắng bóng lâu quá rồi nên cũng nhớ nghề và nhớ khán giả nữa. Do vậy có thể nói đây là thời điểm thích hợp để tôi thu xếp hết mọi công việc của mình để quay lại với phim ảnh. Sau một thời gian dài không xuất hiện mà vẫn được đón nhận như vậy thì đó là điều hạnh phúc với nghệ sĩ.

- Về biến cố trong cuộc sống khiến chị ngưng làm phim, đến thời điểm này khi đã vượt qua được rồi, chị đã có thể chia sẻ về những khó khăn mình gặp phải trong những năm qua?

Tôi không muốn chia sẻ chi tiết bởi tôi muốn giữ sự bình yên cho các con. Chỉ có điều với một phụ nữ khi gặp biến cố lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc, sức khoẻ và tâm tư sẽ bị xáo trộn. Từ một việc rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống riêng và mất nhiều thời gian của mình. Như bạn biết là đặc thù của những người làm nghệ thuật không như các việc khác, nếu tinh thần không thoải mái và không sống trọn vẹn cho nhân vật của mình thì rất khó.

Thúy Hà đảm nhiệm thêm vai người vợ quá cố của ông Sơn (Trung Anh) trong phim.
Thúy Hà đảm nhiệm thêm vai người vợ quá cố của ông Sơn (Trung Anh) trong phim.

- Vai bà Hạnh của chị mới xuất hiện trong ‘ Về nhà đi con ’ nhưng đã được rất nhiều khán giả yêu thích. Nhân vật này có điểm gì nổi bật khiến chị gác lại mọi việc để tham gia?

Điểm tiên quyết là kịch bản hay, ai đọc cũng thấy nó rất đời nên các diễn viên đều cảm thấy may mắn khi nhận được 1 vai trong phim. Nếu khán giả theo dõi và nhớ những phim tôi từng làm thì sẽ nhớ những vai thôn nữ hay chân chất đã ấn định với khuôn mặt của Thuý Hà. Nhân vật bà Hạnh dù là vai ngắn nhưng lại rất cần một người có gương mặt như tôi để đảm nhiệm. Với một nghệ sĩ, vai dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là mình phải thích vai diễn đó và để lại ấn tượng cho khán giả. Vai dài mà làm không tới và mờ nhạt thì cũng không có giá trị.

- ‘Về nhà đi con’ đã đóng máy, trong phim có cảnh nào khiến chị đặc biệt xúc động không?

Đó là cảnh phim chưa phát sóng, khi ông Sơn buồn và đi khỏi nhà một thời gian để cân bằng lại mọi thứ và gặp bà Hạnh ở trên chùa. Khi quay cảnh này tôi cũng rất buồn. Những con người có sự đồng cảm với nhau và thực sự có tình cảm, muốn đến với nhau nhưng vẫn phải nén cái riêng của mình để làm tròn bổn phận với con cái là điều rất đau khổ.

- Nhiều khán giả thắc mắc không biết sau này ông Sơn và bà Hạnh sẽ về với nhau? Liệu có thể có một cái kết viên mãn?

Trong quá trình đóng phim tất cả mọi người đều tuân thủ nguyên tắc không tiết lộ bất cứ điều gì về nội dung phim và tôi cũng vậy. Do vậy tôi tôn trọng quy tắc đó để khán giả thưởng thức trọn vẹn được bộ phim.

Nhan sắc ngoài đời thật của Thúy Hà.
Nhan sắc ngoài đời thật của Thúy Hà.

- Còn cảnh phim nào đáng nhớ với chị nữa không? Tôi nhớ chị nhiều lần chia sẻ cảnh quay đêm hôm vất vả…

Đó là cảnh bà Hạnh thấy Dương dưới trời mưa, không chỉ diễn viên mà cả đoàn phim đều vô cùng vất vả. Hôm đó trời mưa thật nhưng yêu cầu của đạo diễn là mưa phải thật lớn để thấy sự cô đơn và nỗi buồn của Dương cũng như sự vất vả của bà bán hoa. Đoàn phim đã chuẩn bị 1 xe bồn nước để phun thêm mà hết bồn nước vẫn chưa quay xong nên lại phải hút nước dưới hồ lên. Ai cũng bị ướt và bị lạnh.

- Khi nhận vai bà Hạnh chị có dự cảm ‘Về nhà đi con’ và tất cả các vai diễn trong phim, trong đó có chị, lại được khán giả đón nhận như vậy?

Tôi cũng không ngờ hiệu ứng lớn như vậy. Do phim vừa quay vừa phát sóng nên các diễn viên về sau phải diễn với áp lực lớn nên ai cũng phải cố gắng làm tốt hơn. Chính vì điều này mà phim lại càng được đón nhận hơn.

- Trong quá trình phim phát sóng chị có điều kiện xem ‘Về nhà đi con’ không? Và chị cảm nhận sao với tư cách khán giả?

Thực ra tôi không có điều kiện theo dõi từng tập như khán giả vì trong lúc quay ‘Về nhà đi con’ thì tôi đã theo một phim khác nên hết cảnh này lại sang cảnh kia. Tuy nhiên khán giả xem xong đều chia sẻ những cảnh phim được yêu thích nên tôi cũng có xem lại. Tôi thấy đây là bộ phim có thể lấy nước mắt của tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi khác nhau nên rất vui vì được khán giả quan tâm và yêu mến.

Sắc vóc tươi trẻ của nữ diễn viên ở tuổi 41.
Sắc vóc tươi trẻ của nữ diễn viên ở tuổi 41.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện chưa kể của diễn viên duy nhất đóng hai vai trong ‘Về nhà đi con’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO