Sự kiện & Bình luận

Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024:Lan tỏa những bông hoa đẹp trong hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”

Đình Thế - Hoa Quỳnh 02/08/2024 19:57

Nằm trong chuỗi hoạt động Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024, sáng 2/8, đoàn Tạp chí Người Hà Nội; Hội CCB cơ quan Văn phòng Quốc hội cùng các đại biểu đã đến dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn (Hà Nội); tham quan Nhà Quốc hội và gặp mặt tri ân.

Đài tưởng niệm Bắc Sơn mang ý nghĩa chính trị tầm quốc gia tại một vị trí quan trọng của Thủ đô Hà Nội là nơi tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

d6be80dd274a8214db5b.jpg
Đoàn đại biểu đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đặt vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ”, Đoàn kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những con người ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, dũng cảm, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

d55da048eede4b8012cf.jpg
071d7405dc9279cc2083.jpg
Đoàn đại biểu dâng những nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đoàn dâng những nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, nguyện phấn đấu hết mình để xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Sáng cùng ngày, đoàn đã đến tham quan Nhà Quốc hội là nơi diễn ra tất cả các nghi thức đón tiếp lãnh đạo cấp cao trong khi Hội trường Diên Hồng là nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội.

e94b8373b7e412ba4bf5.jpg
Hội trường Diên Hồng là nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội.

Đoàn đã được nghe giới thiệu về kiến trúc Nhà Quốc hội với biểu tượng “trời tròn đất vuông” cao 39 mét, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi trên diện tích sàn hơn 60.000 m2 là nền tòa nhà Quốc hội cũ nằm cạnh Quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long - khu vực trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước.

Tiếp theo đó, đoàn được tham quan Bảo tàng khảo cổ dưới lòng đất Nhà Quốc hội - nơi lưu giữ, giới thiệu những di sản lịch sử và văn hóa của gần 1.300 năm liên tục qua các triều đại phong kiến ở nước ta. Tại đây trưng bày hơn 400 di vật được lựa chọn trong tổng số hơn 2.800 hiện vật khảo cổ được tìm thấy dưới nền Nhà Quốc hội.

7721ddb26c25c97b9034.jpg
Đoàn đại biểu tham quan Bảo tàng khảo cổ dưới lòng đất Nhà Quốc hội - nơi lưu giữ, giới thiệu những di sản lịch sử và văn hóa

Mỗi không gian trưng bày có những hiện vật độc đáo, được diễn giải sinh động qua di tích, di vật với những chủ đề và phong cách trình diễn đồ họa đặc sắc cùng hệ thống sa bàn, hình ảnh và ánh sáng hiện đại đã truyền tải rõ nét về lịch sử Kinh đô Thăng Long, trung tâm quyền lực lâu đời của quốc gia Đại Việt trong lịch sử.

ef2a2b14c18364dd3d92.jpg
Đoàn đại biểu xem phim tư liệu giới thiệu về quá trình khai quật và phát hiện các di tích, di vật dưới lòng đất của Nhà Quốc hội.

Trong chương trình, đoàn đã được xem phim tư liệu giới thiệu về quá trình khai quật và phát hiện các di tích, di vật dưới lòng đất của tòa Nhà Quốc hội. Tại phòng Truyền thống của Văn phòng Quốc hội, đoàn đã được nghe giới thiệu chi tiết mọi hiện vật được trưng bày tại đây như: Mô hình của Tòa nhà Quốc hội; ý nghĩa của các bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội qua các nhiệm kỳ; các văn bản luật có tính lịch sử được Quốc hội ban hành; các hiện vật lịch sử khác và những hoạt động nổi bật của Quốc hội theo chiều dài của lịch sử và hiện tại...

48217151b7c612984bd7.jpg
Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Nhà Quốc hội.

Cũng trong buổi sáng 2/8, đã diễn ra Chương trình gặp mặt tri ân nằm trong hoạt động Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024 do Tạp chí Người Hà Nội Hội và Hội CCB văn phòng Cơ quan Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức.

Kế thừa và tiếp nối thành công của 7 lần trước, năm 2024 Chương trình “Khúc Quân hành” mang chủ đề “Âm vang Trường Sơn”, diễn ra từ ngày 19 – 21/7 tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

“Khúc Quân hành” là chương trình nhân văn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tiếp thêm động lực cho thế hệ hôm nay không ngừng phấn đấu để xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp hơn, thịnh vượng hơn. Chỉ có như vậy mới xứng đáng với những chiến công, sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sỹ trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã được tạc vào lịch sử.

bbf7404b99da3c8465cb.jpg
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội và Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội thăm hỏi, tặng sổ tiết kiệm cho Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thẻn ở thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị.

Chính vì ý nghĩa nhân văn ấy, Chương trình Khúc Quân hành năm nay cũng như 7 lần trước đó đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân không chỉ tại Thủ đô Hà Nội mà trên cả nước.

Các nhà hảo tâm, doanh nhân, doanh nghiệp chính là nhịp cầu không thể thiếu để cùng Hội CCB Văn phòng Quốc hội, Tạp chí Người Hà Nội đến giúp đỡ các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị trong "Khúc quân hành" lần VIII vơi bớt khó khăn trong cuộc sống, tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Từ những đóng góp của các nhà hảo tâm, doanh nhân, doanh nghiệp với chương trình đã cho thấy chúng ta cùng chung tư tưởng và thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt. Từ đây, tại Thủ đô Hà Nội và cả nước sẽ lan tỏa những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, “những bông hoa đẹp” trong hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”.

7d355682db147e4a2705.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội cho biết, đây là chương trình nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Chương trình "Khúc quân hành" lần thứ VIII năm 2024, diễn ra trong tháng 7, đã góp phần lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhằm tri ân, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ công lao to lớn của các Anh hùng dân tộc, thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, Anh hùng liệt sĩ, ngày 19 -21/7 tại Quảng Bình, Quảng Trị đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như: Thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, dâng hương tưởng niệm tại Thành cổ Quảng Trị. Tại huyện Gio Linh; trao 150 suất quà tới thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; 01 nhà tình nghĩa cho gia đình ông Nguyễn Thành Long; ông Hồ Ka Luôi; 04 sổ tiết kiệm cho 4 Mẹ Việt Nam anh hùng...

4d54823ec2af67f13ebe.jpg
Quang cảnh Chương trình gặp mặt tri ân.

Với những hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn kể trên tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đã thành công tốt đẹp, tiếp tục lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta. Để chương trình thành công phải kể đến sự chung tay, góp sức rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân đang có mặt tại đây.

Thay mặt Ban Tổ chức, ông Nguyễn Văn Mười trân trọng cảm ơn những đóng góp, sự đồng hành của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các mạnh thường quân đối với “Khúc quân hành” lần thứ VIII năm 2024...

e7cee7a09531306f6920.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ "Tâm" cho Công ty TNHH Phú Thái Sơn.
49db003a83ac26f27fbd.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao Kỷ niệm chương tặng chữ "Đức" tri ân cho bà Lưu Thị Thu- Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Soyna tại văn phòng Quốc hội.
164a24a6a730026e5b21.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ "Tâm" cho ông Lưu Văn Chung, Giám đốc Công ty Cổ phần Trà sạch Thảo An.
c68ad56256f4f3aaaae5.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ "Tâm" cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hưng Phát 68.
79ebcb1d488bedd5b49a.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ "Tín" cho Công ty Luật Đức Minh.
1ab6ac402fd68a88d3c7.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ "Tâm" cho Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu.
30e05012d38476da2f95.jpg
Ông Nguyễn Văn Mười - Chủ tịch Hội CCB Văn phòng Quốc hội và Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội trao chữ Tâm, Đức, Tín cho doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội năm 2024.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao quà tri ân cho các cựu chiến binh của Văn phòng Quốc hội; trao chữ "Tâm, Đức, Tín" cho doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội năm 2024 cho các nhà trợ, hỗ trợ của các đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Công ty TNHH Phú Thái Sơn; Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu; Công ty Cổ phần Thực phẩm Soyna; Công ty Cổ phần Trà sạch Thảo An; Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Vinafor); Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hưng Phát 68; Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Xuân Thủy;...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024: Lan tỏa những bông hoa đẹp trong hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO