Chương Mỹ, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh - Đồi Ông Bụt không còn nữa

Nguyễn Thành/ Tùng Nguyễn| 25/09/2019 16:20

Do ảnh hưởng của những cơn mưa bão, ngôi chùa Hỏa Tinh - Linh thiêng, đã bị sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến trụ trì, cùng toàn thể nhân dân Phật tử thôn Ngọc Giả - Xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ

Chúc Sơn, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh -  Đồi Ông Bụt không còn nữa
Chùa Hỏa Tinh - Đồi Ông Bụt, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

 Chùa Hỏa Tinh là ngôi cổ tự, được các bậc tiền bối xây dựng từ thế kỷ 17 – 18, trên quả đồi giữa trung tâm huyện Chương Mỹ, đã trải qua thăng trầm cùng thời cuộc chiến tranh và chịu ảnh hưởng phong sương vũ lộ, cộng với sự tác động tàn phá của con người, cho nên ngôi chùa và quả đồi Ông Bụt, đã và đang bị sói mòn nghiêm trọng, tuy đã được nhiều lần trùng tu và tôn tạo.
Trao đổi với  PV Báo Người Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Quang – Nguyên là chủ tịch xã cho biết: Vào năm 1935 ngôi chùa bị xuống cấp, nhân dân địa phương không có điều kiện sửa chữa, khi đó đã được ông quan huyện lúc đó là Phạm Gia Hành – Huyện Chương Mỹ đứng lên vận động toàn tổng Chúc Sơn cùng với nhân dân thôn Ngọc Giả trùng tu, đến năm 1936 ngôi chùa mới được hoàn thành.

 “Trong thời gian chống giặc ngoại xâm năm 1945 hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh toàn dân khởi nghĩa, chùa Hỏa Tinh được làm nơi tổ chức các cuộc mít tinh của huyện. Năm 1946 – 1948 giặc Pháp tràn về chiếm lĩnh khu quốc lộ 6A, chúng dùng chùa để đóng đồn bốt làm căn cứ điểm của chúng, do vậy chùa bị san bằng, tượng Phật nhân dân phải rước về đình để thờ. Đến năm 1963 – 1965 chùa Hỏa Tinh, đồi Ông Bụt lại một lần nữa phải gồng mình gánh chịu chiến tranh chống đế quốc Mỹ, chùa là nơi trực chiến bắn máy bay giặc Mỹ của huyện, đến khi chúng  phát hiện được mục tiêu và cho ném bom vào chùa 3 lần, nhưng đều không nổ, đó đều nhờ thần lực chư Phật gia hộ cho”.

Cũng theo lời cụ Nguyễn Văn Quang - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã dành lại được độc lập dân chủ, đất nước được bình yên. Nhưng hiềm một nỗi chùa vắng bóng sư trụ trì, đến năm 1976 huyện cho phép Công ty 116 về đóng quân chỉ huy làm đường quốc lộ 6A đoạn từ cầu Mai Lĩnh đến thị trấn Xuân Mai. Trong quá trình thi công, đơn vị này đã thành lập ban san ủi với nhiệm vụ chuyên  múc, đào bới đất đồi để phục vụ cho việc san lấp mặt bằng làm đường, sau này các cơ quan ban ngành, địa phương đã giao đất cho các hộ dân về đây sinh sống, xâm phạm nghiêm trọng khu di tích, do vậy “việc đào, bới đất, đem đi bán” ảnh hưởng đến việc sạt lở đất của chùa sau này, làm cho đồi Ông Bụt mất đi dáng vẻ tự nhiên, gây ra hậu quả xấu đến cảnh quan và tài nguyên môi trường.

Chúc Sơn, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh -  Đồi Ông Bụt không còn nữa

Chúc Sơn, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh -  Đồi Ông Bụt không còn nữa
Một trong những vị trí sạt lở nghiêm trọng tại khu vực chùa Hỏa Tinh

Vẫn sự việc trên, ông trưởng thôn Nguyễn Văn Long cho biết: Những ngày qua, do ảnh hưởng của  những cơn bão, trên địa bàn có mưa lớn đã làm cho chân đồi dưới ngôi chùa, đặc biệt xung quanh khu vực này rất nguy hiểm chỉ có một đêm thôi có nhà đi luôn cả cái bếp do chùa bị sạt lở kinh hoàng, đe dọa đến tính mạng của trụ trì, nhà chùa cùng với toàn thể nhân dân Phật tử trong thôn.

Cụ Lê Văn Khi sống gần ngôi chùa cũng than vãn:  Số phận của tháp chuông cũng đang tính từng ngày, từng giờ…

Chúc Sơn, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh -  Đồi Ông Bụt không còn nữa

Chúc Sơn, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh -  Đồi Ông Bụt không còn nữa
Tháp chuông điêu tàn, chùa xưa hoang phế, thật là ảm đạm.

Lẽ đâu năm tháng đìu hưu

Địa linh đồi Bụt hoang tàn xác xơ

Là ngôi tượng Phật tọa lầu gác chuông

Chùa Hỏa Tinh chỉ còn nền

Trơ vơ gạch đất im lìm tháng năm

Đến năm 1994 được sự cho phép của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Hà Tây và sự chấp thuận của các cấp chính quyền, cùng toàn thể nhân dân Phật tử đã thỉnh mời Tỳ Kheo Ni Thích Đàm Vinh - Về chính thức trụ trì điều hành Phật sự tại chùa Hỏa Tinh đồi Ông Bụt. Đến năm 1996 được sự giúp đỡ của các ban ngành các cấp nhà chùa cùng nhân dân Phật tử, đã khởi công xây dựng toàn bộ ngôi Đại Hùng Bảo Điện, nhà tổ nhà mẫu, cùng các công trình phụ cận. Có thể nói biết bao công sức của nhà chùa cùng toàn thể nhân dân cố gắng xây dựng bảo tồn khu di tích văn hóa tâm linh này trở thành điểm trung tâm thắng tích của huyện. Nhưng với tình hình thực tế nguy cấp đang diễn ra hàng ngày và cũng để bảo vệ giữ gìn khu di tích văn hóa tâm linh, Tỳ Kheo Ni Thích Đàm Vinh cùng với nhà chùa cũng như nhân dân Phật tử trong thôn, dự kiến triển khai xây kè quanh đồi Ông Bụt, nhưng với số kinh phí quá lớn, chùa không có nguồn thu cho nên đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Được biết. Trong năm 2013 nhà chùa lập dự án kinh phí xây dựng đã trình lên các cấp, cho đến năm 2016 do bị sạt lở ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh và nhà chùa, theo đề nghị của địa phương và nhà chùa đến năm 2017 huyện đã tổ chức về kiểm tra và đã có kế hoạch xây kè những đoạn sạt lở cũng như củng cố các đoạn xung yếu, nhưng đến nay nhà chùa vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Vì quá lo lắng về sự an toàn cho ngôi chùa Tỳ Kheo Ni Thích Đàm Vinh đã nhiều năm kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín.

Để được bảo tồn khu di tích kịp thời, nhà chùa cùng toàn thể nhân dân Phật tử, đề nghị Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo TP Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ, các cấp ban ngành sớm vào cuộc, xác minh cùng với nhà chùa, nhân dân Phật tử để nhanh chóng triển khai, tôn tạo, xây dựng bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ khuôn viên nơi cổ tự di tích lịch sử này.

Thông tin tiếp theo PV Báo Người Hà Nội sẽ tiếp tục cập nhật tới bạn đọc    
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội: Nhiều triển lãm ấn tượng, hiệu quả trong năm 2024
    Sáng ngày 23/12, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
  • Tạo “vườn ươm” khích lệ tài năng trẻ
    Một trong số những giải pháp để phát huy thế mạnh của các tài năng trẻ lĩnh vực văn hóa nghệ thuật chính là khâu đào tạo. Ở nước ta, việc đào tạo tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật nói chung, đặc biệt là sân khấu truyền thống đang đối mặt với rất nhiều thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp, cơ chế thiết thực nhằm tạo “vườn ươm” khích lệ tài năng.
  • Để sông Hồng trở thành “trục văn hóa”, động lực phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đặc biệt, Quy hoạch Thủ đô xác định trục sông Hồng là 1 trong 5 trục động lực phát triển; trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối vùng Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng. Câu hỏi được đặt ra: để cụ thể hóa mục tiêu này, chúng ta cần làm gì?
  • Cử tri huyện Thường Tín kiến nghị sớm cải tạo, xây kè hai bên bờ sông Tô Lịch
    Chiều 23/12, Tổ đại biểu HĐND TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 18) tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 20 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại huyện Thường Tín.
  • Mãn nhãn với show thời trang "HOAN"
    Vừa qua, tại TP Hà Nội đã diễn ra buổi trình diễn thời trang của các thành viên trong nhóm “Chará”. Đây là sự kiện được tổ chức nhằm mang đến là tinh thần không có sự phân biệt giữa thời trang và nghệ thuật khi chúng ta khơi dậy sự sáng tạo, cùng nhau xây dựng và kết nối bền chặt để chắp cánh cho những giấc mơ.
Đừng bỏ lỡ
Chương Mỹ, Hà Nội: Sạt lở nghiêm trọng nguy cơ ngôi chùa Hỏa Tinh - Đồi Ông Bụt không còn nữa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO