Hà Nội

Triển khai các Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng tài sản công

Phạm Hoa 19:49 22/12/2024

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã triển khai các Nghị quyết của HĐND Thành phố về việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Theo văn bản vừa được Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải ký ban hành gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) và kỳ họp thường niên (kỳ họp thứ 20) HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã thông qua các Nghị quyết về việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

ky-hop-20.jpg
Quang cảnh kỳ họp thứ 20 (từ ngày 9 - 12/12/2024) HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND Thành phố đã xem xét 57 nội dung, trong đó có 26 báo cáo và 31 nội dung ban hành nghị quyết.

Đó là Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.

Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025. Cùng đó, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 35/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 quy định một số thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công và mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thay thế Nghị quyết số 09/2024/NQ- HĐND ngày 15/5/2024 của HĐND Thành phố quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội). Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2024.

Để đảm bảo việc thi hành các Nghị quyết của HĐND Thành phố triển khai các quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công tại Luật Thủ đô và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công được kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả trên phạm vi toàn Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, tổ chức, đơn vị trực thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo triển khai một số nội dung trọng tâm.

Trước tiên, các đơn vị, ban, ngành và các quận huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung các Nghị quyết nêu trên của HĐND Thành phố, đảm bảo các đối tượng chịu sự tác động của Nghị quyết nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung Nghị quyết, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Bên cạnh đó, chủ động triển khai thực hiện đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố và chịu trách nhiệm trước Thành phố, trước pháp luật về quyết định của mình.

Công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện các quy định của các Nghị quyết này, việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Nghị quyết này. Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, xử lý, giải quyết những vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

cot-co2.jpg
Ngày 19/11/2024, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội. (Ảnh minh họa).

Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Nghị quyết, tổng hợp, kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Tài chính tổng hợp) trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung (khi cần thiết). Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị, UBND quận huyện, thị xã tập huấn, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các quy định tại các Nghị quyết đảm bảo đúng quy định pháp luật. Sở Tài chính căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc triển khai và tổ chức thi hành Nghị quyết đảm bảo kịp thời, thống nhất, đúng quy định. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố tình hình thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người”
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Tập thơ là tài liệu hữu ích trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần vào việc hiện thực hóa những di sản tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
  • Những tác phẩm trở thành "Bảo vật quốc gia" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới. Người suốt đời phấn đấu hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Người đã được UNESCO vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn. Trong toàn bộ di sản tư tưởng, tinh thần mà Người để lại cho dân tộc, có nhiều tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu những sự kiện quan trọng, gắn với những bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong số đó, có 5 di sản đã được công nhận là bảo vật quốc gia: gồm Đường Kách mệnh, Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước và bản Di chúc. Các tác phẩm tiêu biểu được xếp hạng bảo vật quốc gia cũng như toàn bộ di sản của Người đều tỏ rõ những tư tưởng, tình cảm, phương pháp, hành động cách mạng mà Người muốn thể hiện và để lại cho các thế hệ mai sau, để tất cả chúng ta mãi mãi học tập và làm theo.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Giữ màu xanh
    Mùa hè này chị có về với tụi em không? Mấy đứa tới trường, mà chúng chẳng có dép, với cả quần áo cũng không. Tụi nó mong có đồ để được đến lớp. Và mong nhất là được gặp chị đó.
  • Tàu hạng sang chở khách du lịch cao cấp đến Huế
    Khách du lịch cao cấp trên chuyến tàu SE62 hạng sang dừng ở Thừa Thiên Huế tham quan di tích, làng nghề bằng xe máy và trải nghiệm ẩm thực Huế.
  • Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
    Đó là chủ đề Tọa đàm khoa học của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại TP Huế vào ngày 20/12. Tham dự có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai các Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng tài sản công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO