Chuẩn bị kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022)

Kim Thoa | 05/11/2022 19:03

Ngày 12/11 tới đây, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022) và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch. Dự kiến sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, rực rỡ sắc màu được thị xã tổ chức trong dịp này.

thanhcc.jpg
Đoan Môn Thành cổ

Nằm giữa trung tâm thị xã, Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự cổ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822). Theo các nhà nghiên cứu, thành Sơn Tây là một trong 20 thành được xây dựng vào triều Nguyễn; Đồng thời, là thành lũy duy nhất được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong ở thời đại đó. 

Thành cổ Sơn Tây xây dựng bằng đá ong có tổng thể hình vuông, mỗi chiều dài khoảng 400m, cao 5m, xây theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư người Pháp Vauban) với tổng thể 16ha. Thành có bốn cổng chính: Chính Nam gọi là cổng Tiền có cột cờ được xây dựng bằng đá ong, chính Bắc là cổng Hậu, hai cổng Tả và Hữu. Hai cổng Tiền và Hậu đều có cầu bắc qua hào nước dẫn vào cổng thành. Ở bốn góc thành xưa kia có bốn giếng nước hình vuông to, xây bậc đá ong xuống tận đáy để cung cấp nước cho quân lính sinh hoạt. Thành cổ Sơn Tây được xây dựng để triều nhà Nguyễn quản trị cả một vùng rộng lớn gồm một nửa tỉnh Hà Tây cũ, toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và gần như toàn bộ tỉnh Phú Thọ. Không những thế, thành còn trấn trị toàn vùng Tây Bắc, vùng thượng lưu sông Hồng, vùng lưu vực sông Lô, sông Chảy.

Năm 1994, Thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia.

Hướng tới Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022), Thị ủy, UBND thị xã đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, khẳng định, giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật về kiến trúc và nghệ thuật của di tích lịch sử Thành cổ. Đồng thời, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản, đẩy mạnh kích cầu du lịch văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.

Đặc biệt, ngày 12/11, tại Di tích Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây với sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời và các ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO