Chùa Đức Viên

Hanoimoi| 20/05/2022 19:26

Chùa Đức Viên (hay chùa Hương Viên, Phương Viên, Hồng Đức tự) tọa lạc tại số 4 phố Trần Xuân Soạn (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ban đầu, chùa mang tên Hương Viên bởi tọa lạc trên mảnh đất của ngôi làng cùng tên (thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội), sau đổi thành Phương Viên. Đến thời Pháp thuộc, chùa lại được đổi tên thành Đức Viên.

Chùa Đức Viên

Chùa Đức Viên không chỉ là nơi thờ Phật mà còn thờ danh nhân Chu Văn An. Xưa kia, vị trí đối diện cổng chùa (đầu ngã ba phố Lê Ngọc Hân - Trần Xuân Soạn ngày nay) vốn là đình làng Phương Viên - nơi thờ danh nhân Chu Văn An. Đến đầu thế kỷ XX, dưới thời Pháp thuộc, ngôi đình bị dỡ bỏ. Do đó, dân làng đã chuyển bài vị, long ngai của Thành hoàng Chu Văn An cùng nhiều đồ tế khí sang chùa Đức Viên để tiếp tục thờ ngài.

Được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX, chùa Đức Viên ban đầu chỉ là một chùa nhỏ đơn sơ. Theo ghi chép trên tấm bia “Hồng Đức giáp, Phương Viên hộ thứ 5” dựng năm Bảo Đại 16 (1941), sau khi bị hỏa hoạn, các vị sư trụ trì đã quyên góp để tô tượng, đúc chuông và tu sửa lại chùa với quy mô lớn, đưa Đức Viên trở thành một trong những ngôi chùa tráng lệ nhất Hà thành lúc bấy giờ. 

Sau lần trùng tu lớn nhất vào năm 1950, đến nay, chùa Đức Viên vẫn mang nét phong cách nghệ thuật tiêu biểu của thời kỳ nhà Nguyễn với lối kiến trúc hình chữ “đinh”, gồm các hạng mục: Tam quan, chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách. Tam quan chùa sau khi được xây dựng lại có quy mô khá hoành tráng, theo kiểu chồng diêm, gồm hai tầng tám mái lợp ngói giả ống; chính giữa bờ nóc trang trí hoa văn với đề tài mặt hổ phù, cá hóa rồng, hoa cúc cách điệu... Hai cổng bên đắp nổi hình tứ linh, tứ quý.

Khu chùa chính gồm 3 gian tiền đường, 3 gian thượng điện, có kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng”. Họa tiết trang trí trên các bức cốn, vách mang nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật thời Nguyễn như chữ triện, hoa cúc cách điệu, lá lật, tứ linh, tứ quý... cùng đại tự, câu đối, cuốn thư sơn son thếp vàng lộng lẫy. Bên trái chùa còn có nhà mẫu gồm 3 gian. Tiếp đến là nhà tổ 5 gian là nơi thờ các vị sư tổ. 

Trong chùa Đức Viên hiện còn lưu giữ các bức tượng tròn được tạo tác tỉ mỉ, công phu, mang tính nghệ thuật như: Bộ tượng Tam thế, A di đà Tam Tôn, tòa Cửu Long... Ngoài ra còn có hệ thống hoành phi, câu đối, cửa võng, hương án, 5 tấm bia đá, 2 chuông đồng thời Nguyễn và bản sao cuốn thần phả về Thành hoàng Chu Văn An. Năm 2003, chùa Đức Viên được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Đức Viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO