Chu Văn Sơn - Một tài hoa lưu dấu

arttime| 13/06/2022 08:18

Sự ra đi của tác giả vào lúc tài năng đang độ chín đã để lại trên văn đàn một khoảng trống thật khó lấp đầy. Có lẽ phải rất lâu, lịch sử văn chương mới có được một cây bút phê bình quý hiếm như vậy.

Đa mang một cõi lòng không yên định (NXB Hội Nhà văn, 2021) là cuốn sách thứ năm của Chu Văn Sơn (1962-2019), một trong những nhà phê bình hàng đầu của nền văn học Việt Nam đương đại. Cuốn sách dày 416 trang khổ 14x20 cm tập hợp 43 bài viết là tác hấp dẫn, khoa học mà rất có văn, lý tính cao mà cảm tính lại sắc bén.

Tác phẩm được xuất bản hai năm sau khi tác giả qua đời, do gia đình thực hiện (con trai Chu Tuấn Nghĩa Linh làm bìa - trình bày - sửa bản in) được giải thưởng Lý luận phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2021, trao sáng 10/1/2022, bà quả phụ Vân Anh nhận thay chồng.

Bằng lối viết tài hoa, tác giả đã giải quyết thấu đáo, tường minh nhiều vấn đề lý luận căn cốt của nền văn học dân tộc và không ít vấn đề bức thiết đang đặt ra trước đời sống văn học hôm nay. Chẳng hạn: Sức sống mãnh liệt của lục bát, Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?, Giao thoa thể loại, trường hợp thơ văn xuôi, Phê bình là một nghề… gay lắm, Tác phẩm lớn, tại sao không?, Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?…

Sinh ra, lớn lên tại thị xã Thanh Hóa, theo học Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm I Hà Nội rồi trở thành giảng viên của Khoa cho đến lúc lìa đời, TS Chu Văn Sơn là người thầy được các thế hệ học trò hâm mộ, là nhà phê bình văn học được tín nhiệm.

Cập nhật và nhạy bén trước thời sự văn học, nhà phê bình họ Chu đã tập trung nghiên cứu nhiều tác giả tác phẩm tiêu biểu, đại diện của nền văn học hôm nay. Các tài hoa: Trần Hòa Bình, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thúy Quỳnh; những cây bút có nhiều dấu hiệu đổi mới nền thi ca dân tộc: Lê Đạt, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Quang Thiều, Dương Thuấn...

Chu Văn Sơn - Một tài hoa lưu dấu - 1

Những bài viết của Chu Văn Sơn là những bài viết chân dung đích thực. Kết hợp nhuần nhụy, tinh tế giữa cuộc đời và nghệ thuật, anh đã làm cho vẻ đẹp của các tinh hoa đất Việt: Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Hoàng Cầm, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Duy… các học giả mà anh có dịp gần gũi, thấu cảm và ngưỡng mộ: Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Hoàng Ngọc Hiến, Lưu Đức Trung, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi… càng thêm lấp lánh.

Ở anh phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất, một giọng điệu riêng, một bút hồn độc đáo, hấp dẫn mà sâu sắc, có khả năng thuyết phục trái tim người đọc (Ý của Đào Tuấn Ảnh, Lê Hoài Nam, báo Văn nghệ số 47 ra ngày 20/ 11/2021).

Theo cô học trò mê văn chương Nguyên Linh: "Những cuốn sách của thầy như cánh cửa thần kỳ mở ra cả một thế giới văn chương rộng lớn đầy hấp dẫn thú vị. Tôi say mê đọc với tất cả niềm hân hoan náo nức… Tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, hết đắm đuối này sang đắm đuối khác".

Duy mỹ, đam mê sự thanh cao, nên cả đời anh là những cuộc hành trình đi tìm cái đẹp, cái tinh diệu của tạo hóa và nghệ thuật: "Đẹp như là một phẩm chất, một giá trị. Đẹp như một cách sống. Đẹp như một nghệ thuật. Đẹp như một lối viết" (Phạm Xuân Nguyên).

Cái đẹp luôn được Chu Văn Sơn truy đuổi đến tận cùng, nên chúng thường hiện lên trong bài giảng, trang viết một cách: "tinh tế và đủ đầy, diệu hoạt mà khúc chiết, bay bổng mà đằm thắm, nhu yên mà kiêu sa, tung tẩy nhưng đầy sắc sảo" (Nguyễn Thanh Tâm).

Sơn quan niệm rằng, cái đẹp bao giờ cũng là sự gặp gỡ giữa hai đối cực và giống như một sinh thể, nó không ngừng vận động. Người nghệ sĩ phải có nhiệm vụ phát hiện, bất tử hóa cái đẹp, lan tỏa cái đẹp đến với cộng đồng. Ai yêu cái đẹp (mà tác giả là một minh chứng), sẽ biết sống tốt, sống tử tế, lương thiện.

Tư duy mỹ học Chu Văn Sơn chỉ có ở những người anh hoa sớm phát tiết. Nhờ linh giác đặc biệt, anh có khả năng phát hiện điều vi diệu, tìm thấy những cái đẹp mong manh: "cái đa diện phức điệu trong thơ Ý Nhi, đa mang một cõi lòng không yên định" của Xuân Quỳnh, "cái nhịp rung mới của tâm hồn trẻ thơ hôm nay" trong thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh;

Vẻ diệu kỳ của khoảnh khắc đóa quỳnh - bừng nở để mang hết thảy "thân trinh, tâm trinh, hương trinh, tiết trinh" (tr.362) trao và dâng hiến;

Cái khoảnh khắc thiêng để một bài thơ Haiku đích thực ra đời: "Thơ Haiku là cái khoảnh khắc những viên sỏi chạm vào vào mặt nước, xô dậy những vòng sóng làm lan xa những viền sóng. Ấy là khoảnh khắc ánh trăng chạm vào lòng nước nước lưu vào lòng cái bóng trăng in. Cái khoảnh khắc chỉ những ai có tâm hồn nghệ sĩ Thiền giả mới có thể đón nhận và thấu cảm. Cho nên chỉ đôi lời thôi mà thơ (của Lưu Đức Trung) đã ôm trọn số kiếp bạc mệnh của loài quỳnh: "Chiều hé nở/Khuya rạng rỡ/Sáng rã rời - Quỳnh ơi!" (tr.365)

Gắn nghiên cứu - phê bình, với nhà trường và đời sống văn học, những bài viết của Chu Văn Sơn thường có tính phát hiện, vừa hàn lâm vừa cập nhật, bay bổng mà vẫn chừng mực.

Kết hợp thi pháp học và phong cách học với những lý thuyết mới, kết hợp giữa mỹ học và triết học, văn của Sơn trở nên mềm mại, tinh và sáng, mới mẻ nhưng tuyệt nhiên không thấy hằn lên dấu vết của lý thuyết vay mượn của nước ngoài. Trong Sơn có bốn nhà: nhà phê bình, nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn (sáng tác), nhà giáo.

Sự kết hợp "4 trong 1" khiến phê bình của Sơn sinh động, sâu sắc, thăng hoa mà vẫn chừng mực, đa dạng mà nhất quán. Đặt trên một nền tảng nghiên cứu vững chắc nên những bài viết của anh rất giàu chất lý luận với "không ít tiếng nói đầu tiên có chất lượng học thuật" (Văn Giá), nhiều ý tưởng mang ý nghĩa khai mở.

Tác giả thường cố gắng truy tìm, đi tới tận cùng để phát hiện ra điều cốt tủy của từng áng văn, từng cây bút. Bằng cách phê bình trực giác, anh đã nhanh chóng nắm bắt được toàn bộ hồn vía của tác giả, tác phẩm.

Cộng với trữ lượng văn hóa lớn và bài bản, Chu Văn Sơn đã có được những công trình chuyên sâu (Ba đỉnh cao thơ mới, Thơ Mới - điệu hồn và cấu trúc, Hàn Mạc Tử - một hành trình sáng tạo).

Nhiều khi, chỉ cần vài từ anh đã định danh chính xác thần thái của từng chân dung nghệ sĩ: Hoàng Cầm - gã phù du Kinh Bắc, Xuân Quỳnh - cánh chuồn trong giông bão, Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, Trần Hòa Bình gã lãng tử xứ Đoài, Vi Thùy Linh - thi sĩ Ái quyền, Văn Giá tung tảy với phê bình… Câu văn (Nguyễn Đăng Mạnh) không chỉ sáng trí mà còn nồng tình (tr.180)...

Cảm nhận tinh tế, kiến văn sâu rộng, trong mỗi bài viết, Sơn có nhận xét chí lý và đáng giá. Có khi rất cô đọng hàm súc và minh triết: "Bản chất nghệ sĩ bao giờ cũng là những kẻ khát (tr.16); "Mỗi thi sĩ đích thực bao giờ cũng có một điệu hồn riêng" (tr.69); "Hành trình của nhà văn chân chính bao giờ cũng là hành trình đi tìm chính mình" (tr.72); "Điểm tựa của muôn đời có thể là gì khác Nhân dân, dù có lúc người bị bỏ quên ngoài sử sách (tr.155); "Yêu thuộc tâm hồn, thương thuộc về lòng trắc ẩn" (tr.399); "Này nhé, yêu cái đáng yêu, chỉ cần lòng yêu cũ. Còn yêu được cái khó yêu thì cần phải có khoan dung" (tr.401)…

Khi lại là nhận xét khái quát sâu sắc mà cụ thể, cảm tính hóa lý tính cao siêu, phức tạp đều được trình bày giản dị, khúc chiết bằng luận điểm, luận chứng rõ ràng.

Theo anh, thực tế đang tồn tại ba dạng phê bình: trên giấy, trên bục giảng, trên mạng. Chúng được chia thành phê bình báo chí và phê bình hàn lâm.

Phê bình ở nhà trường lan tỏa lớn nhất, có công lớn nhất trong định hướng thẩm mỹ. Nó khác hai loại phê bình trên ở số lượng người đọc, người học và cách đọc. Do bớt kinh viện, bám sát đời sống văn học và ứng dụng lý thuyết mới lại được quản lý chặt chẽ, nên hệ thống công trình lý luận - phê bình ở nhà trường thường có hàm lượng khoa học cao.

Càng thú vị hơn khi cái đẹp lại được người văn thể hiện bằng thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp, một thứ văn óng ả gấm thêu. Đó là sự gặp gỡ giữa ngôn ngữ thi ca, nhạc - họa, điện ảnh, vừa ngồn ngộn hơi thở đời sống vừa hàm ngậm những tư tưởng triết - mỹ sâu sắc, làm nên "những cơn mưa hoa chữ... Những bản hòa ca của Cái đẹp song trùng: Cái đẹp thực tại và Cái đẹp ngôn từ" (Văn Giá).

Vì thế những bài nghiên cứu, phê bình của Chu Văn Sơn thú vị, hấp dẫn. Những câu văn đẹp, có hồn bởi sự thẩm định tinh tế của người viết:

"Hồn là cánh cửa mở vào nội giới của "Thi nhân Việt Nam". Nghe không phải là thính giác. Nghe bằng hồn, Nó là siêu thính giác" (tr.60).

"Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát còn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này" (tr.253).

... "Đêm ấy, theo nhịp trăng lên, quỳnh cứ nở dần từng lớp cánh trắng mê muốt. Hương cứ tỏa ra từng làn ngan ngát. Mật cứ ứa ra trên đài nhụy từng giọt tinh trong. Phấn vàng cứ từng hạt li ti thầm rắc xuống vương cả vào li rượu gần. Không dừng, không nghỉ. Đến tàn canh thì kiệt sức. Nó từ từ rũ xuống, kết thúc cái đời hoa quá ư là bạc phận của loài quỳnh" (tr.361).

Theo PGS.TS Văn Giá: Văn của Sơn rất giàu chữ. Một khái niệm, anh lật đi lật lại đi sâu tìm hiểu. Bài viết "Chân đế ngàn đời và chân khí hôm nay", anh bàn kỹ về chữ khí trong thơ Thanh Thảo, bằng cách đưa ra một loạt từ có cùng nguồn gốc: nghĩa khí, chí khí, hào khí, nhã khí, thanh khí, bình khí… (tr.133).

Để làm rõ khái niệm chân đế, anh lại đặt nó trong trường ngữ nghĩa gồm hàng loạt từ gần nghĩa và khác nghĩa: chân cẳng, chân đế, chân móng, chân chất, chân thực, chân chính…

Từ chối vốn từ vựng thuật ngữ, Chu Văn Sơn đóng góp trong việc làm giàu có thêm vốn từ tiếng Việt. Anh sáng tạo các thuật ngữ và từ mới: mỹ học ấu nhi, thi sĩ thảo dân, triết mĩ, độc sáng, khoái thú, sất bất sang bang…

Thích du ngoạn, say mê cái đẹp, TS Chu Văn Sơn thường trực muốn lên đường. Khi bị bệnh nhưng lịch trình đã lên, anh vẫn đi.

Theo PGS.TS Ngô Văn Giá - người bạn thân của anh, thì năm 2018 vợ chồng Chu Văn Sơn đã thực hiện chuyến du lịch châu Âu gấp gáp khi anh có dự cảm về sinh mệnh. Về Hà Nội được vài tháng thì lại bay vào Quảng Bình khám phá Sơn Đoòng.

Sự ra đi của tác giả vào lúc tài năng đang độ chín đã để lại trên văn đàn một khoảng trống thật khó lấp đầy. Có lẽ phải rất lâu, lịch sử văn chương mới có được một cây bút phê bình quý hiếm như vậy.

(0) Bình luận
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • “Cùng Việt Nam” – Biểu tượng thi ca về tình đoàn kết và khát vọng hòa bình
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam tuyển tập thơ “Cùng Việt Nam”, một tác phẩm đặc biệt từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cuốn sách không chỉ mang ý nghĩa văn học mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị và tinh thần phản chiến trong thi ca quốc tế.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những di tích miễn phí tham quan dịp 30/4, 1/5
    Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày, ngành Du lịch Hà Nội triển khai hàng loạt hoạt động sôi động, đa dạng tại nhiều khu, điểm tham quan trên toàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách chuỗi trải nghiệm văn hóa – giải trí đặc sắc, đậm dấu ấn Thủ đô.
  • "Khúc ca khải hoàn" - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn” nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025).
  • Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Những ngày Tháng Tư lịch sử, trên khắp đường phố Hà Nội khoác lên màu áo mới với rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
  • Quận Ba Đình: Gặp mặt các nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
    Ngày 25/4, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức gặp mặt, tri ân Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an tiêu biểu, những nhân chứng lịch sử, đại diện hơn 4.600 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang sinh sống trên địa bàn.
  • Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam).
  • Phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 22/4/2025 về việc phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng kháng chiến Trung Giã, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn.
  • "Điểm hẹn vùng cao" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp 30/4 - 1/5
    Từ ngày 30/4 đến 04/5/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), chuỗi hoạt động mang chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” sẽ diễn ra với nhiều nội dung đặc sắc nhằm tái hiện không gian văn hóa sống động của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Đông Bắc.
  • Hà Nội triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” thúc đẩy chuyển đổi số toàn dân
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 05 - KH/BCĐ57 về việc triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chu Văn Sơn - Một tài hoa lưu dấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO