Chú khuyển trong lễ hội dân gian

Văn Hậu| 05/03/2018 14:50

Trong lễ hội dân gian, người ta thường cúng tam sinh (trâu, bò, dê hoặc lợn). Tuy nhiên dù hiếm ta vẫn thấy chó xuất hiện trong các hội làng ở vùng quê như ngày 12/1 ở Phương Lâm (Hưng Yên), ngày 2/2 ở Đường Yên (Hà Nội) và ngày 5/3 ở Địch Vĩ (Hà Nội) rồi ở làng Cát Cát (thị trấn Sa Pa - Lào Cai).

Chú khuyển trong lễ hội dân gian
Người làng Địch Vĩ (Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội) coi những con chó đá là linh vật.
Đình Phương Lâm, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên thờ Đông Bảng Hùng Chấn tướng quân, và Đông Bảng Hùng tướng quân, hai anh em đã phò Thái úy Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm. Truyền thuyết của làng kể cứ vào đêm 30 Tết, có ông Hổ đến phục trước cửa đình. Dân làng thịt một con chó để lúc sang canh cho Hổ ăn có lần Hổ xuống đến dân làng Đống Bò thôn Tranh bị người ta đánh bẫy. Dân thôn Phương Lâm xin da Hổ để hàng năm trình diễn trong hội làng. Hiện nay trong sân đình vẫn còn dấu tích nấm Hổ phục. Hàng năm dân làng vào đám từ 9/1 đến 12/1. Trước đó, các cụ trong ban chỉ đạo thịt một con chó cúng thần rồi tổ chức trò đấu vật thổi cơm thi. Kết thúc hội các cụ thụ lộc bằng thịt chó luộc chấm mắm tôm.

Đình Đường Yên (Đông Anh, Hà Nội) thờ Mẫu Bà và Á Lự Lê Hoa, người có công theo Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán (năm 40 – 43 SCN). Khi đất nước thanh bình, Lê Hoa gửi lại kiếm gươm nhờ Mẫu Bà tổ chức lễ cởi vú mo và kén một chàng rể. Ngày nay cứ hội xuân ngày 2/2 lại có thiếu nữ đóng Lê Hoa và nhóm chàng trai chưa vợ đóng vai chàng rể thi cày, thi câu ếch, thi bắt chạch và cuối cùng thi chọc chó. Dứt một hồi trống là 2 người bước vào bên 2 cái chõng tre, trên đó có cũi tre nhốt chó và 2 nắm cọng riềng. Dứt 3 hồi trống 2 chàng rể phải trổ tài dùng mẹo để chọc chó. Có cái khó là chó thấy riềng thường không kêu. Bên cạnh chõng tre có 2 đầy tớ dùng trống khẩu cổ vũ. Chó bên nào kêu trước thì người đó thắng cuộc. Sau 4 vòng thi chàng trai nhiều điểm nhất sẽ được Mẫu Bà khen thưởng được làm rể quý, sánh vai cùng công chúa bước vào đình lễ tạ rồi kết duyên Tấn Tần, có tính chất tượng trưng:

Cọng riềng chọc chó kêu to
Ai người thắng cuộc Vú Mo được vời

Đình đền Địch Vĩ, huyện Đan Phượng, Hà Nội thờ thần Linh Lang có công theo Thái úy Lý Thường Kiệt phá Tống ở phòng tuyến Như Nguyệt để bảo vệ kinh thành Thăng Long (năm 1077). Bên cạnh còn phụ thờ Linh Giang Đại vương Hoàng Thạch. Sự tích kể ở vùng Hát Môn có 2 anh em nhà kia, anh là Ngọc Trì, em là Hoàng Thạch. Anh ra trận đánh giặc giao lại ruộng vườn nhà cửa cho vợ và em trai. Khi giặc tan trở về anh thấy vợ có mang bèn nghi cho người em trai. Không kìm được giận dữ anh cãi nhau với em mắng là đồ hải cẩu, rút gươm chém chết rồi vứt xác em xuống dòng sông Hát. Đến thời kì sinh nở, vợ người anh sinh ra một quái thai. Người em được minh oan, xác hóa thành Chó Đá trôi xuống đầu làng Địch Vĩ. Dân làng vớt lên lập miếu thờ. Đến nay vẫn còn tượng một ông Chó và đàn chó con bằng đá, tất cả nhìn về hướng Hát Môn nơi có đền thờ nữ tướng Hai Bà Trưng. Hàng năm vào dịp đầu xuân, dân làng mang lễ vật đi độ 3km lên đền Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) để tế lễ. Truyền rằng chỉ có lễ của dân em Địch Vĩ mang lên ngày 6/3 thì dân anh Hát Môn mới khởi kiệu, ngày 7/3 vào hội xuân rước tế và ném 100 viên bánh trôi xuống dòng sông.

Người H’Mông ở làng Cát Cát (thị trấn Sa Pa) quan niệm chiếc cáng khiêng người chết là biểu tượng của “ma ngựa” - “ Đa hầu chua”. Khi trẻ nhỏ bị ốm mãi không khỏi, thầy cúng bói có ma ngựa làm hại, gia đình đứa trẻ sẽ tổ chức một lễ đuổi ma ngựa.

Để tiến hành nghi lễ, thầy cúng cắt một chiếc cáng giấy tượng trưng cho ma ngựa “Đa hầu chua” kích thước 25 - 40cm có 4 chân, cắt hình nhân bằng giấy “Mào Zình” rồi đặt lên chiếc cáng giấy đó. Gia đình chủ nhà phải thịt một con chó. Khi thịt cắt cái đầu, 4 cái chân để cúng sống, còn thịt khác để nấu chín. Khi nấu chín, mâm cúng được sắp ra với đủ cả món nấu chín và các phần thịt sống. Mâm cúng được đặt ở gian giữa ngôi nhà, phía trước mâm cúng đặt một cái cáng với một hình nhân giấy. Để đuổi ma ngựa cần phải có 1 thầy cả và 4 thầy cúng phụ. Lễ cúng diễn ra như sau: Khi sắp xếp xong các đồ lễ tại gian giữa, 4 ông phụ cúng cầm 4 cái chân chó đứng ở 4 góc quanh mâm cúng và chiếc cáng giấy. Thầy cả châm 3 nén hương và cầm lên cái đầu chó rồi quay mặt về bàn thờ tổ tiên vái 3 vái và tuyên bố lý do tổ chức nghi lễ cúng này: Do thầy đã bói thấy ma ngựa làm hại linh hồn của đứa trẻ, hôm nay thầy nhờ các thầy phụ cúng ở trần gian, nhờ sức mạnh của các ma tổ tiên và ma tốt của nhà để đuổi con ma ngựa. Ma ngựa này đã quấy phá lâu rồi làm cho người sống không thể sống bình yên. Hôm nay ta đã tìm được con vật ác, ta nhờ sức mạnh linh hồn con chó đánh đuổi con ma ngựa ra khỏi cuộc sống bình yên gia đình chủ nhà! Thầy ra lệnh cho các ông phụ cúng thể hiện sức mạnh của bề trên và vũ khí là con vật ác để đuổi nó đi. Thầy cầm đầu con chó làm động tác quay 4 hướng rồi vào giữa mâm tượng trưng cho sự canh chừng để chộp được con ma xấu. 

Tóm lại, chú khuyển chó xuất hiện trong hội làng và trong nghi lễ vòng đời người, ông cha ta từ năm nghìn năm trước nuôi chó để đi săn, giữ nhà, chó là loài vật trung thành và tận tụy với chủ nhà như một người bạn tốt. Chó được đưa vào 12 con giáp, đứng dưới con gà (Dậu) và trên con lợn (Hợi). Chó đã đi vào tục ngữ như “chó giống cha, gà giống mẹ”, “chó giữ nhà, gà bắt chuột”, “chó ông thánh cắn ra chữ”. Chó đã đi vào tâm linh, một nét độc đáo trong đời sống văn hoá của dân tộc Việt. 
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Chú khuyển trong lễ hội dân gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO