''Chốn tiên cảnh'' bị lãng quên ngay ven đô Hà Nội

vietnamplus| 23/07/2021 10:40

Thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), quần thể di tích núi Hoàng Xá - một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt với cảnh quan tự nhiên đẹp độc đáo nhưng dường như đang bị lãng quên.

Thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), quần thể di tích núi Hoàng Xá - một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt với cảnh quan tự nhiên đẹp độc đáo nhưng dường như đang bị lãng quên... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thuộc địa phận thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), quần thể di tích núi Hoàng Xá - một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị đặc biệt với cảnh quan tự nhiên đẹp độc đáo nhưng dường như đang bị lãng quên... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Động và núi Hoàng Xá nằm trong hệ thống 'thập lục đại danh sơn' (tức 16 quả núi lớn nổi tiếng) của phủ Quốc Oai xưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Động và núi Hoàng Xá nằm trong hệ thống 'thập lục đại danh sơn' (tức 16 quả núi lớn nổi tiếng) của phủ Quốc Oai xưa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây có những hang động kỳ thú vẫn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ từ hàng ngàn đời do thiên nhiên ban tặng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây có những hang động kỳ thú vẫn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ từ hàng ngàn đời do thiên nhiên ban tặng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cửa hang có hình trái tim tự nhiên vô cùng độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cửa hang có hình trái tim tự nhiên vô cùng độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngày nay, trong quần thể di tích vẫn giữ được một số hạng mục công trình kiến trúc vô giá do bàn tay, khối óc tài hoa của người nghệ nhân dân gian vùng ‘đất trăm nghề’ Hà Tây cũ tạo dựng qua nhiều thế hệ như chùa Một Mái, nhà thủy đình 8 mái giữa một vùng trời non nước biếc xanh thơ mộng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngày nay, trong quần thể di tích vẫn giữ được một số hạng mục công trình kiến trúc vô giá do bàn tay, khối óc tài hoa của người nghệ nhân dân gian vùng ‘đất trăm nghề’ Hà Tây cũ tạo dựng qua nhiều thế hệ như chùa Một Mái, nhà thủy đình 8 mái giữa một vùng trời non nước biếc xanh thơ mộng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhà thủy đình 8 mái là một trong những tinh hoa kiến trúc dân gian độc đáo với 2 tầng cổ diêm, mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhà thủy đình 8 mái là một trong những tinh hoa kiến trúc dân gian độc đáo với 2 tầng cổ diêm, mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Lối ra nhà thủy đình ở đây đã bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Lối ra nhà thủy đình ở đây đã bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hiện chỉ có một quản lý kiêm bảo vệ cả quần thể động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hiện chỉ có một quản lý kiêm bảo vệ cả quần thể động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thủy đình vốn là nhà biểu diễn múa rối nước, gọi theo dân gian là buồng trò và là một trong 4 yếu tố quan trọng làm nên nghệ thuật múa rối nước gồm quân rối, người điều khiển con rối, dàn nhạc và thủy đình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thủy đình vốn là nhà biểu diễn múa rối nước, gọi theo dân gian là buồng trò và là một trong 4 yếu tố quan trọng làm nên nghệ thuật múa rối nước gồm quân rối, người điều khiển con rối, dàn nhạc và thủy đình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mái lợp ngói mũi hài cong mềm mại như cánh hoa, nhìn tổng thể như một bông hoa hài hòa với thiên nhiên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mái lợp ngói mũi hài cong mềm mại như cánh hoa, nhìn tổng thể như một bông hoa hài hòa với thiên nhiên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Họa tiết hoa văn trang trí kiến trúc theo lối cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Họa tiết hoa văn trang trí kiến trúc theo lối cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại hình rồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mái dốc có 8 đầu đao cong mềm mại hình rồng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không gian bên trong thủy đình. Thời gian đã khiến hệ thống cột gỗ, mái đình bị mối mọt và bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không gian bên trong thủy đình. Thời gian đã khiến hệ thống cột gỗ, mái đình bị mối mọt và bắt đầu xuống cấp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhà thủy đình 8 mái giữa không gian mặt hồ biếc xanh bao quanh là hệ thống cây cổ thụ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nhà thủy đình 8 mái giữa không gian mặt hồ biếc xanh bao quanh là hệ thống cây cổ thụ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đền thượng là hạng mục hiếm hoi mới được trùng tu, tôn tạo lại sau thời gian dài xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đền thượng là hạng mục hiếm hoi mới được trùng tu, tôn tạo lại sau thời gian dài xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng ngày, người quản lý khu di tích là ông Bùi Văn Nhàng mặc dù chân đau nhưng vẫn chống gậy lên chăm nom khu đền thượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng ngày, người quản lý khu di tích là ông Bùi Văn Nhàng mặc dù chân đau nhưng vẫn chống gậy lên chăm nom khu đền thượng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây sử sách còn ghi về Cao Bá Quát (1809-1855) lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương tháng 12/1854. Dưới chân núi Hoàng Xá, ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân nhà Nguyễn do Lê Thuận lãnh binh Sơn Tây cầm đầu. Cao Bá Quát bị tử thương tại trận. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây sử sách còn ghi về Cao Bá Quát (1809-1855) lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương tháng 12/1854. Dưới chân núi Hoàng Xá, ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân nhà Nguyễn do Lê Thuận lãnh binh Sơn Tây cầm đầu. Cao Bá Quát bị tử thương tại trận. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
4 giờ 30 phút ngày 3/3/1947, trước khi lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nghỉ chân tại chùa Một Mái ngay dưới chân núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
4 giờ 30 phút ngày 3/3/1947, trước khi lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nghỉ chân tại chùa Một Mái ngay dưới chân núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trước sân chùa có trồng cây Sala, loài hoa gắn với sự tích Phật thành đạo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trước sân chùa có trồng cây Sala, loài hoa gắn với sự tích Phật thành đạo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây giờ trở thành điểm vui chơi cho trẻ em quanh vùng, nơi người dân địa phương chọn dừng nghỉ chân hóng mát.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây giờ trở thành điểm vui chơi cho trẻ em quanh vùng, nơi người dân địa phương chọn dừng nghỉ chân hóng mát.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng cây ăn trái cổ thụ được trồng ven hồ tạo dáng và vẻ nên thơ cho quần thể di tích núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hàng cây ăn trái cổ thụ được trồng ven hồ tạo dáng và vẻ nên thơ cho quần thể di tích núi Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Con đường đất xòa bóng xanh mát trước cửa động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Con đường đất xòa bóng xanh mát trước cửa động Hoàng Xá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(0) Bình luận
  • 🔴 TƯỜNG THUẬT: Lễ tổng kết, trao giải và công diễn Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội (Số 3 – 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • [Video] Đậm đà bản sắc Tết Việt làng cổ Đường Lâm - Hà Nội
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
''Chốn tiên cảnh'' bị lãng quên ngay ven đô Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO