Chính phủ rút đề xuất lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ

Triệu Hoa/HNM| 13/06/2019 07:37

Tiếp thu 170 ý kiến thảo luận tổ và thảo luận, tranh luận trực tiếp tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), cuối giờ chiều 12-6, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tiếp thu và giải trình thêm nhiều nội dung quan trọng.

Chính phủ rút đề xuất lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, dự án bộ luật sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội trên tinh thần bám sát các mục tiêu, quan điểm, đặc biệt là hai nhóm tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.

Về khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa, theo Bộ trưởng, đây là nhu cầu có thực của doanh nghiệp và một bộ phận người lao động.

“Việc tăng giờ làm thêm mức tối đa 300-400 giờ, Chính phủ đề xuất chỉ áp dụng cho một số rất ít ngành nghề và thời điểm nhất định mà không áp dụng tăng giờ làm thêm khu vực công”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án, nhất là vấn đề liên quan tới thỏa thuận và lương lũy tiến giờ làm thêm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý, 97% doanh nghiệp tại Việt Nam là vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, đây là vấn đề rất cần quan tâm để vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động vừa đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững.

Về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng khẳng định, đây là xu hướng tất yếu, cũng là yêu cầu thực sự cần thiết của Việt Nam hiện nay; đồng thời bày tỏ vui mừng vì đa số các đại biểu Quốc hội đồng thuận với phương án tăng tuổi hưu.

Tuy nhiên, Bộ trưởng báo cáo thêm, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chưa bao giờ là dễ. Hầu như các nước đều gặp phải khó khăn trong vấn đề này.

“Các nước đều đi đến quyết định sớm khi còn thặng dư lao động; đều tiến hành lộ trình tăng tuổi chậm và thường không có được sự đồng tình của người lao động. Nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lâu dài thì các nước đều quyết định tăng tuổi hưu, gần đây là Nga, Anh, Pháp...", Bộ trưởng nêu kinh nghiệm từ thực tiễn các quốc gia khác.

Chính phủ rút đề xuất lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định toàn bộ dự án bộ luật sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ.

Bộ trưởng cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ phân vào 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là những ngành nghề lao động bình thường. Nhóm thứ hai là nhóm ngành nghề độc hại, nặng nhọc, suy giảm, vùng sâu, vùng xa có phụ cấp 0,7 sẽ được quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật. Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu muộn hơn có danh sách cụ thể, hiện áp dụng chủ yếu có 3 đối tượng: 17 thẩm phán của TAND tối cao; nữ thứ trưởng; các nhà khoa học và nhà quản lý.
“Từ năm 2014, theo đúng đánh giá của quốc tế, Việt Nam đã chuyển từ dân số vàng sang giai đoạn đang già. Hiện chúng ta chỉ còn 400.000 lao động tăng thêm hằng năm, tiến tới chắc chắn thiếu lao động. So với quốc tế, Việt Nam là một trong 8 nước đứng đầu có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất”, Bộ trưởng nêu thêm.

Về nội dung lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, dự thảo bộ luật nêu rõ ý nghĩa, tính nhân văn. Tuy nhiên, qua ý kiến của đại biểu phát biểu thảo luận, Chính phủ xin Quốc hội rút nội dung này ra khỏi dự thảo.

Đồng thời, Bộ trưởng khẳng định, toàn bộ dự án bộ luật sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ, thấu đáo, khoa học để trình Quốc hội xem xét.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
    Chiều 27/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo thông tin nhanh về kỳ thi.
Đừng bỏ lỡ
Chính phủ rút đề xuất lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO