Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi

Quang Thái/HNM| 24/01/2019 13:46

Gần 500 hiện vật trục vớt từ các con tàu cổ ở Biển Đông và chọn lọc từ kho tàng di vật đồ gốm sứ Việt Nam đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Hà Nội).

Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Gần 500 hiện vật chủ yếu là gốm sứ được trục vớt từ tàu cổ ở Bình Thuận, Hòn Dầm, Cù Lao Chàm, Hòn Cau, Cà Mau… có niên đại từ thế kỷ XV-XVIII.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Anh Nguyễn Văn Quang (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi là người mê đồ cổ, đặc biệt đồ gốm sứ. Mỗi hiện vật ở đây mang một nét đẹp, ý nghĩa riêng, cho người xem cái nhìn toàn cảnh về văn hóa xưa”.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Các loại đĩa, bát, ấm trang trí hoa văn lạ có niên đại thế kỷ XV, trục vớt từ tàu cổ Cù Lao Chàm.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga có kích thước lớn và nguyên vẹn nhất, được khai quật tại đầm cổ Cù Lao Chàm năm 1999-2000. Chiếc bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Bình, lọ gốm chồng dính được trang trí hoa văn cổ có niên đại thế kỷ XVII, trục vớt từ tàu cổ Hòn Cau.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Những bức tượng người cưỡi ngựa, sư tử, lâu thuyền có niên đại thế kỷ XVIII, trục vớt từ tàu cổ Cà Mau.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Chén, đĩa trang trí hoa văn theo phong cách truyền thống Trung Hoa có niên đại thế kỷ XVII, trục vớt từ tàu cổ Hòn Cau.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Chậu gốm men tráng hoa có niên đại thế kỷ XV, trục vớt từ tàu cổ Cù Lao Chàm.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Dụng cụ làm đồ gốm như: Lon sành, con kê, đinh gốm… có niên đại thế kỷ XV, khai quật tại di chỉ Chu Đậu, Mỹ Xá (tỉnh Hải Dương).
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Khuôn in với hoa văn độc đáo có niên đại thế kỷ XV, khai quật tại di chỉ Chu Đậu.
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
Tranh cuốn “Châu Ấn thuyền Giao Chi độ hàng” được vẽ từ thời Edo, thế kỷ XVII-XVIII. Bức tranh miêu tả cảnh Châu Ấn thuyền từ Nagasaki (Nhật Bản) vượt biển sang buôn bán với Đàng Trong (miền Trung Việt Nam). 

Gần 500 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam đến hết ngày 18-5-2019.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng báu vật đại dương hàng trăm năm tuổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO