Cậu bé và chim sẻ

Ngân Kim| 10/05/2019 08:56

Mưa! Mưa! Mưa! Mưa từ tối đến sáng rỉ rả ngày đêm không ngớt. “Quái lạ, nước ở đâu mà nhiều thế không biết”, bà Tư lẩm bẩm than.

Cậu bé và chim sẻ

Mưa! Mưa! Mưa! Mưa từ tối đến sáng rỉ rả ngày đêm không ngớt. “Quái lạ, nước ở đâu mà nhiều thế không biết”, bà Tư lẩm bẩm than. Bên cạnh bà, thằng Rớt ngồi buồn hiu. Nó muốn chạy ra ngoài kia vọc nước, rồi đuổi bắt mấy con cá rô ngoài ruộng nhưng không dám bước chân xuống chõng. Bà ngoại đe rồi, nó mà bước xuống là ăn roi liền. Nước mưa làm nhão nhoẹt nền nhà, dẫm xuống nữa cho tanh bành nữa sao? Ngoại la nó như vậy. Thế là nó đành chịu chết ở trên chõng!

Mấy bữa rày mưa, ông ngoại cũng không đi bẫy chim sẻ được, thành ra bữa cơm cũng chỉ rau muống luộc, bữa nào sang lắm thì có vài con cá rô gai hay tô canh cua lá me. Nó được ăn mấy cái càng cua béo ngậy, vậy cũng đủ hạnh phúc với nó rồi.

Hồi sáng bà ngoại than với ông ngoại:

- Dăm bữa nữa là hết gạo ăn rồi đó! Mưa dữ thần à, cả nửa tháng chưa dứt. Hay ông đi theo tụi thằng Tèo lụm cá cho nó kiếm ít con ăn cũng được!
- Thôi bà ơi, tụi nó chích được nhiêu con đâu mà theo! Nghỉ khỏe cho rồi, đợi vài hôm nắng lên tui giăng lưới bắt chim là có gạo ăn mà.

- Ờ, tính sao đó thì tính. Mai mốt là hết gạo rồi đó, mua chịu hoài người ta nặng nhẹ tui hổng mua nữa đâu nha!

Ông ngoại thở dài thườn thượt. Thằng Rớt thấy lo theo. Mới sáu tuổi mà chuyện gì nó hổng rành rẽ. Ví như cái chuyện nó hổng có cha nên ông bà ngoại kêu là Rớt, thành ra đi đâu ai cũng gọi nó là Rớt. Rồi chuyện mẹ nó bỏ nhà theo trai để nó cho ông bà ngoại nuôi nó cũng biết, đến cả cái chuyện bà ngoại nói hết gạo nó cũng hiểu luôn. Nói chung là nó “già trước tuổi”. Bởi vậy nó mới im re ngồi trên chõng, không dám cãi lời sợ ngoại la ngoại buồn.

Rồi nó chống cằm ngủ thiếp đi trong nỗi lo toan trẻ thơ. Trong giấc mơ nó thấy hai ông cháu đi giăng lưới, lũ chim dính nhiều lắm, ông ngoại đem bán cho người ta lấy tiền mua gạo, còn mua cho nó cây kẹo bông gòn to ơi là to như của nhỏ Đậu Đũa hay ăn. Nó hạnh phúc lắm, chóp chép ăn. Nhưng sao kẹo bông gòn đắng ngắt nên nó òa khóc và tỉnh dậy. Khi đó nó mới biết nó mơ. Con Đậu Đũa nói mình mà ước gì nhiều nhứt là nằm mơ thấy thứ đó. Chắc nó nói sàm chớ thằng Rớt ước mẹ về quá trời mà chả bao giờ mơ thấy mẹ. Nó thấy thèm được kêu “Mẹ” thiệt nhiều cho đã mà mẹ nó chẳng thấy về. Nghe ngoại nói mẹ chẳng về nữa đâu, mẹ có em bé khác rồi. Nó buồn. Rồi nó tự an ủi thôi vậy cũng được, chắc có em bé mẹ sẽ vui hơn chứ không buồn như có nó. Mẹ mà buồn, mẹ khóc tội lắm như cái lần hồi lẩu hồi lâu mẹ về ôm nó khóc, rồi đi biền biệt luôn. Giờ thì nó chỉ mong trời nắng để theo ngoại đi giăng lưới chớ ngồi ở nhà hoài buồn lắm.
Hình như ông trời nghe được lời cầu xin của nó nên hôm sau trời nắng rất đẹp. Ánh vàng nhuộm khắp không gian. Ngoại thu lưới rồi gọi nó:

- Rớt! Rớt! Mày có đi thì lẹ chưn đi nha!

Thằng Rớt không đợi ngoại kêu lần hai, nó phóng ào xuống chõng, tay quơ vội cục ghèn còn nơi mí mắt để nhìn cho rõ đường, xỏ vội đôi dép mủ cũ mèm rồi tí tửng chân sáo chạy theo ông ngoại. Bữa đó ngoại bắt được nhiều chim sẻ lắm. Nó thấy bà ngoại cười hài lòng khi đón sấp tiền từ tay ông ngoại. Bữa cơm trưa có món thịt kho trứng cút nó thích…
Con Đậu Đũa nói nhà thằng Rớt ác quá, toàn đi bắt chim sẻ, mai mốt chết không được lên Thiên Đàng nha! Thiên Đàng là gì? Là nơi người ta sống hạnh phúc, muốn gì cũng có. Thì ra có nơi như vậy thiệt hả? Ờ, mà ở ác như mày thì không được lên đâu. Ủa, mà ông ngoại tao bắt chớ tao có bắt đâu mà không được lên. Mày hùa theo ông ngoại, mày cũng ác! Lêu, lêu, không chơi với đứa ở ác đâu! Con Đậu Đũa lè lưỡi lêu lêu thằng Rớt rồi chạy mất. Rớt buồn. Ờ mà nó ác thiệt mới hùa đi bắt chim, mà còn mừng khi thấy ngoại bắt được nhiều chim nữa. Người ta sẽ nhổ lông tụi nó rồi nướng lên. Chắc chim sẻ đau lắm. Mấy con sẻ non chắc buồn y như nó khi thấy mẹ không về…

- Ngoại đừng đi bắt chim nữa nghen ngoại! – Rớt năn nỉ khi thấy ông ngoại vá lại tấm lưới thủng.
- Không bắt lấy cơm đâu mày ăn?
- Nhưng mà bắt chim là ác lắm!
- Mình thương nó thì ai thương mình?

Thằng Rớt nín thinh không dám kỳ kèo nữa. Ờ, không bắt lũ sẻ thì nó chẳng có cơm mà ăn. Biết làm sao bây giờ. Nó đem giải thích với nhỏ Đậu Đũa: Ngoại cũng thương chim sẻ chớ bộ, mà không bắt chim sẻ bán thì lấy gì ăn. Sao không làm nghề khác, thiếu gì nghề! Ngoại biểu ngoại già rồi, ai thuê mà làm. Nhỏ Đậu Đũa hứ dài, môi trề hơn cá trê. Ngoại mày nói xạo, tại ngoại mày lười lao động, cô tao biểu ai mà lười lao động là hay làm mấy việc ác. Thằng Rớt chẳng hiểu “lười lao động” nghĩa là thế nào, nó đâu có được đến trường đi học như Đậu Đũa. Nhưng mà cô giáo nói thì chắc chắn đúng rồi. Vậy là ngoại ở ác thiệt.  Nhìn cái mặt vênh váo của Đậu Đũa, nó tức lắm. Còn nhỏ Đậu Đũa thì được đà làm hơn: “Mày về biểu ngoại mày ở hiền lại đi, lười lao động là xấu lắm đó”. Thằng Rớt chẳng thèm cãi nhau với nó, hầm hầm bỏ về nhà. Nó thấy ngoại đương hơ lửa uốn tre làm lại cái cần để mai đi bẫy chim. Nó lân la lại gần hỏi chuyện bâng quơ rồi mới vào đề chính:

- Ngoại! Mấy người ở ác có bị công an bắt không ngoại?
- Có chớ sao không?
- Vậy ngoại đừng ở ác nữa, không là công an bắt ngoại đó!
Ngoại nó cười khà ngó bộ vui lắm:
- Tổ cha mầy! Ngoại mần gì mà ác?
- Thì ngoại đi bắt chim. Giết chim là ác lắm!
- Ngoại chỉ bắt chim bán chớ đâu có giết nó. Không bắt chim lấy cơm đâu ăn?

Thằng Rớt vò đầu. Nó cãi đâu có lại ngoại. Phải chi có nhỏ Đậu Đũa ở đây, thế nào nó cũng cãi thắng ngoại cho coi. Mà hổng phải nó giỏi hơn Rớt đâu, tại nó được đi học, cô giáo dạy cho nó biết đủ hết, còn Rớt có được đi học đâu! Tại Rớt không có cha mẹ nên không được đi học. Mà đi học, cô giáo hỏi cha mẹ đâu nó biết trả lời sao, chả lẽ biểu cha mẹ bỏ nên tui mới có tên Rớt? Vậy thì quê lắm, mấy đứa kia sẽ cười Rớt cho coi. Rớt buồn. Nó chẳng hào hứng đi bẫy sẻ với ngoại nữa mà nằm dài trên chõng. Nó bận suy nghĩ làm sao để được đi học mà không bị bạn cười, rồi làm sao để kêu ông ngoại đừng ở ác bẫy chim sẻ nữa. 

Bà ngoại cứ hỏi Rớt có đau đầu không, có mệt không, rồi còn lấy dầu xoa tùm lum. Rớt đâu có bệnh đâu. Không bệnh sao nằm im re? Tại Rớt bận suy nghĩ! Mèng ơi, suy nghĩ cái gì mà quan trọng dữ thần vậy tụi? Ngoại ơi sao con hổng được đi học, cho con đi học như nhỏ Đậu Đũa đi! Mần gì có tiền mà đi học, con Đậu nó có cha mẹ nó lo, mầy có cha mẹ không mà đòi đi học? Rớt im re. Ừ, có cha mẹ lo cho đâu mà đòi đi học! Ước gì mẹ về thăm nó, rồi ở với nó luôn. Mẹ mang em bé về cũng được, Rớt sẽ không đánh em, sẽ nhường trứng cút cho em ăn. Mà Rớt đợi hoài chẳng thấy mẹ về, niềm hy vọng trong Rớt dần dần tắt. Nó lủi thủi chơi một mình, dạo này nhỏ Đậu Đũa nghỉ chơi với nó rồi. “Cô giáo biểu không được chơi với bạn xấu, mày xấu lắm, ở ác giống ngoại mày, tao hổng chơi nữa đâu”, nhỏ Đậu Đũa hét lên như vậy khi Rớt qua nhà kiếm nó. Hổng chơi thì thôi ai mà cần! Nói là nói vậy thôi, chớ lủi thủi chơi một mình Rớt buồn lắm. Dạo này nó hay mơ thấy mẹ, mà lần nào mẹ về chưa kịp ôm Rớt vào lòng thì đàn sẻ đã tha mẹ bay tít lên cao. Rớt chạy theo mỏi cả chân, gọi mẹ khan cả cổ mà đàn sẻ chẳng trả mẹ về cho Rớt. Chắc tại Rớt ở ác giống ông ngoại nên đàn sẻ trả thù mang mẹ Rớt đi. Sẻ ơi, sẻ đừng ghét Rớt nữa, Rớt sẽ không ở ác giống ngoại đâu. Rớt nhủ thầm vậy mỗi sáng khi thức dậy sau giấc mơ kỳ lạ.

Hôm sau, Rớt lại lẽo đẽo theo ngoại đi bẫy chim. Ông ngoại thấy nó lon ton chạy theo thì cười nói với nó có vẻ vui hơn mọi ngày. Nó không đáp lời ngoại, nó bận suy nghĩ gì đó lung lắm. Rớt lầu bầu bảo sẻ đừng ngu chạy xuống lụm thóc của ngoại chi để ngoại bắt đó, vậy mà sẻ chẳng thèm nghe cứ sà xuống lụm thóc ăn rồi cái lưới của ngoại tóm hết. Bữa đó ngoại bẫy được nhiều chim lắm. Rớt thấy lo quá, kiểu này mấy con sẻ non sẽ khóc sưng mắt vì nhớ mẹ, rồi sẻ sẽ trả thù mang mẹ Rớt đi thiệt cho coi. Thằng Rớt lo quá nên lén lén canh lúc ngoại không để ý mở cửa lồng thả lũ sẻ bay đi. Đàn sẻ mừng rỡ líu ríu gọi nhau soải cánh thật nhanh vút lên bầu trời cao trong xanh, bay mất biệt hết… Hôm đó, Rớt ăn một trận đòn bầm mông, khóc sưng cả mắt. Nó thiếp vào giấc ngủ. Trong cơn mơ, nó thấy đàn sẻ mang mẹ về. Mẹ ôm nó vào lòng, hôn lên má nó âu yếm. Nó gọi “Mẹ! Mẹ!” rất nhiều lần cho thỏa nỗi khát khao. Và rồi đàn sẻ tha nó đi cùng mẹ, bay tít lên trên cao, cao mãi, có lẽ là tới tận Thiên Đường… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
  • Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định
    Ngày 19/5, UBND thành phố Nam Định đã khánh thành cầu Thiên Trường - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cậu bé và chim sẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO