Cao Bằng: Tập huấn về phòng, chống ma túy trong giáo dục năm học 2021 - 2022

PV| 21/03/2022 18:29

Ngày 19/3, Sở GD&ĐT Cao Bằng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục năm học 2021 - 2022.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của hơn 100 cán bộ, giáo viên tại Cao Bằng.

Cao Bằng tổ chức Hội nghị Tập huấn về công tác phòng, chống ma túy trong Ngành giáo dục năm học 2021 - 2022

Đây là hoạt động được tổ chức nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 2685/KH-UBND ngày 05/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; triển khai Quyết định số 633/QĐ-BGDĐT ngày 07/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí ở các vùng sâu, vùng xa không đồng đều. Đây chính là điều kiện để các loại hình tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy vẫn rất tinh vi, xảo quyệt, chúng tìm nhiều cách thức, thủ đoạn để qua mặt các lực lượng chức năng, sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, mạng xã hội để liên lạc, giao dịch và luôn có sự đề phòng, cảnh giác cao, sẵn sàng sử dụng các loại vũ khí, hung khí để chống trả quyết liệt các lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy bắt. Do đó, công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh còn có nhiều khó khăn, thách thức.

Cao Bằng tổ chức Hội nghị Tập huấn về công tác phòng, chống ma túy trong Ngành giáo dục năm học 2021 - 2022

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thế Phong - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT Cao Bằng, cho biết: “Hiểm họa từ ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, đặc biệt là đối với môi trường học đường. Bởi học sinh, sinh viên (HSSV), thế hệ trẻ là những người chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng xã hội để có thể ứng phó với những cám dỗ tiêu cực. Do đó, môi trường học đường là nơi mà các tệ nạn xã hội luôn rình rập, gây ra nhiều nguy cơ lớn cho HSSV. Chính vì vậy, phòng, chống ma túy trong trường học luôn là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng đối với ngành GDĐT nói chung và cả xã hội nói riêng.”

Tại Hội nghị, dưới sự trình bày của Đại tá, Bác sĩ Tạ Đức Ninh- Phó Viện trưởng Viện PSD và PGS.TS Mai Văn Hưng - Phó Viện trưởng điều hành Viện PSD, các cán bộ, giáo viên đã được cập nhật kiến thức về tình hình phòng, chống ma túy trong trường học, những kiến thức cơ bản về ma túy, tìm hiểu về bộ tài liệu “Kỹ năng phòng chống ma túy”.

Cao Bằng tổ chức Hội nghị Tập huấn về công tác phòng, chống ma túy trong Ngành giáo dục năm học 2021 - 2022

Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT Cao Bằng luôn chú trọng tới công tác tuyên truyền phòng chống ma túy trong trường học. Sở GD&ĐT Cao Bằng đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản về công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túyHIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành GD&ĐT tỉnh Cao Bằng theo từng năm và theo giai đoạn. Tích cực chỉ đạo các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục, đào tạo tuyên truyền, giáo dục ý thức công dân cho toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học viên, học sinh, sinh viên trong việc tham gia phòng, chống các loại tội phạm, cảnh giác với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng Kế hoạch phòng, chống ma túy theo năm học, giaio đoạn;thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức ngoại khóa, tuyên tuyền, lồng ghép, tích hợp các nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các môn học có liên quan. Thông qua các hoạt động sinh hoạt và ngoại khóa tập thể nâng cao nhận thức và hiểu biết của HSSV về tác hại của ma túy; Trang bị kĩ năng phòng, chống ma túy cho HSSV. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được thực hiện phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với tâm sinh lí lữa tuổi cả từng cấp học.

Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, trong năm 2021, trong ngành giáo dục đào tạo không có trường hợp tội phạm liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự phát triển của mạng xã hội và sự phức tạp của các loại hình tội phạm ma túy, nguy cơ về ma túy vẫn luôn tiềm ẩn trong và ngoài nhà trường, đòi hỏi các cơ quan quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên đề cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa để giữ gìn môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các nhà trường.

Chương trình tập huấn mang ý nghĩa thiết thực trong việc giúp cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thực hiện; đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Cao Bằng: Tập huấn về phòng, chống ma túy trong giáo dục năm học 2021 - 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO