Canh Thìn

Hồ Quý Ly- nhà canh tân nổi tiếng
Vào cuối thế kỷ XIV, đất nước ở trong tình trạng rối ren. Triều Trần đã trở nên ruỗng nát, bị lung lay tận gốc. Đầu năm 1397, Hồ Quý Ly - bố vợ của Trần Thuận Tông đang giữ chức Thái sư Tuyên trung vệ quốc đại vương - lệnh cho Lại bộ Thượng thư Đỗ Tỉnh vào động An Tôn, Thanh Hóa xây đắp thành lũy, mở mang cung điện, đến giữa năm thì hoàn thành, bèn ép Trần Thuận Tông dời đô đến An Tôn, đổi tên kinh đô Thăng Long thành Đông Đô, đặt tên cho kinh đô mới là Tây Đô và lập ra vương triều Hồ.
  • Nguyễn Bá Lân – đại lão quan chức, thi nhân
    Nguyễn Bá Lân sinh năm Canh Thìn (1700) tại xã Cổ Đô, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội). Cụ thân sinh của ông là một trong “Tràng An tứ hổ” - Nguyễn Công Hoàn - vốn là một tay lừng lẫy làng văn mặc lúc bấy giờ, tuy nhiên lại là một người nếm trải hơn ai hết vị đắng của định mệnh “học tài thi phận” và cam lòng với nghề gõ đầu trẻ qua ngày. Hổ phụ Nguyễn Công Hoàn là người đứng thứ ba trong nhóm “Nhất Quỳnh, nhị Nhan, tam Hoàn, tứ Tuấn” chốn Thăng Long đã góp phần to lớn trong việc hình thành nên nhân cách “hổ tử” Nguyễn Bá Lân, một trong “An Nam đại tứ tài” (cũng còn gọi là Tràng An tứ hổ) sau này, trở thành niềm tự hào sâu sắc của đất Cổ Đô và Thăng Long văn vật.
  • Nguyễn Công Hãng – quan chức, sứ thần, thi nhân
    Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732), tên tự là Thái Thanh, hiệu là Tĩnh Trai, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đậu đồng Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), niên hiệu Chính Hòa đời Lê Hy Tông năm 21. Khi ấy Nguyễn Công Hãng là một người có tài và trẻ tuổi nhất khoa thi.
  • Phùng Khắc Khoan – nhà văn hóa lớn, nhà chính trị, nhà ngoại giao
    Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528, quê ở làng Phùng Xá, tên Nôm là Kẻ Bùng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông có tên hiệu là Hoằng Phu, Nghị Trai, Mai Nham Tử. Phùng Khắc Khoan đậu Tiến sĩ năm Canh Thìn (1580), đời Lê Thế Tông (1573-1600), khi ấy ông đã 53 tuổi và đã là một công thần có nhiều thành tích với nhà Lê trong cuộc chống Mạc.
  • Mạc Đĩnh Chi – nhà Nho, sứ thần lưu danh thiên cổ
    Mạc Đĩnh Chi, tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Mạc Đĩnh Chi sinh năm Canh Thìn (1280), mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hàng ngày hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống. Bà mẹ đã hy sinh tất cả để cố nuôi con đi học trong những năm tháng gian khổ nhọc nhằn, tủi nhục. Bà chỉ mong ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt thành người để giúp ích cho đời, thoát khỏi cảnh nghèo nàn. Niềm tin ấy giúp bà vượt lên nhiều khó khăn, lo cho Mạc Đĩnh Chi ăn học. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh, lại sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng, chỉ có học tập, học tập thành tài mới là con đường đưa bản thân thoát khỏi cảnh nghèo khổ, và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người học hành thành đạt mà đi lên.
  • Chùa Xã Đàn (quận Đống Đa)
    Chùa Xã Đàn tên chữ là Kim Yên tự, xưa kia chùa thuộc phường Xã Đàn, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, nay là số 4/106 ngõ Xã Đàn II, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Chùa Mật Dụng (quận Tây Hồ)
    Chùa Mật Dụng thuộc thôn Đông, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO