Cần những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống

HNV/ĐCSVN| 20/06/2019 07:42

Đến hẹn lại lên, cứ đến những ngày tháng 6 này, trong lòng những người làm báo lại dâng lên cảm xúc mới về chuyện nghề, nhất là với các nhà báo của Liên chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cần những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Lê Mạnh Hùng tặng hoa chúc mừng Liên chi hội nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương (Ảnh: P.V)

Chiều 18/6, nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019); được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban; Liên chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức gặp giỡ, giao lưu các nhà báo thuộc Liên chi hội với chủ đề “Chuyện nghề” để cùng nhau trao đổi về những kinh nghiệm trong quá trình làm báo; cũng như những thuận lợi, khó khăn đối với người làm báo của Ban Tuyên giáo Trung ương trong bối cảnh bùng nổ thông tin và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo chương trình. Sự kiện cũng vinh dự có sự tham dự của PGS.TS, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương cùng gần 100 đồng chí là hội viên Hội Nhà báo thuộc Liên chi hội Nhà báo Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cần những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống
Đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban phát biểu. (Ảnh: P.V)

Tại buổi giao lưu, tọa đàm, các đại biểu là các nhà báo trong Liên chi hội đã chủ động nêu vấn đề mà mình quan tâm, trăn trở trong quá trình làm báo, theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo Đảng; những kinh nghiệm trong nghề cả thành công và chưa thành công; những đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí mang tính đặc thù của cơ quan định hướng hoạt động báo chí cả nước.

Đáng chú ý, nhà báo trẻ Hoàng Thu Hằng thuộc Chi hội nhà báo Tạp chí Tuyên giáo đã chia sẻ cảm nghĩ của mình về lời phát biểu của cố Nhà báo Hữu Thọ: “Tôi không biết viết thế nào để thành công vì mỗi bài báo là một sự thử thách, nhưng tôi chắc chắn bài báo sẽ thất bại nếu làm vừa lòng mọi người” đồng thời khẳng định, nhà báo trẻ phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản lĩnh để vừa có đạo đức tốt, vừa giỏi về chuyên môn, viết ra nhiều tác phẩm báo chí có giá trị, mang đậm hơi thở cuộc sống.

Đồng quan điểm này, nhà báo, nhà văn Trịnh Công Lộc thuộc Chi hội nhà báo Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương cũng nhấn mạnh tới vị trí, vai trò của báo chí và nhà báo nhất là khối cơ quan Đảng Trung ương đồng thời nêu lên suy nghĩ về những thuận lợi và khó khăn của người làm báo thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.

Dịp này, nhà báo Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã luận bàn về quan điểm: Nghề báo cần tư duy, sáng tạo, nếu không sẽ tự bị đào thải. Và chỉ có những ai thật sự yêu nghề và đam mê mới có thể đứng vững với nghề.

Cần những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống
PGS.TS, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh chia sẻ với các nhà báo trẻ về nghề báo .(Ảnh: P.V)

Cũng tại buổi giao lưu, PGS.TS, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương - người có nhiều trải nghiệm với nghề báo chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ.

Đánh giá cao những đóng góp của các cơ quan báo chí trong Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban yêu cầu các đơn vị báo chí của cơ quan, lực lượng phóng viên, báo chí trong ngành hơn bao giờ hết cần phát huy truyền thống, nêu cao tinh thần xung kích, yêu nước, “đi sâu đi sát vào thực tế” tạo nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống, phản ánh đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như góp phần tham mưu, kiến nghị để Đảng và Nhà nước không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nước ta trong thời kỳ mới,

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Cần những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO