Ca khúc mới về Hà Nội: Khát khao tìm chỗ đứng...

Trà Giang/hanoimoicuoituan| 16/08/2019 18:39

Hà Nội là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn trong nghệ thuật nói chung và trong âm nhạc nói riêng, nhưng đã từ lâu, nhiều người nghe vẫn “đóng đinh” mình trong những bài hát cũ được sáng tác cách đây nhiều thập kỷ. Điều đó vô tình tạo nên những thách thức khó vượt qua với những nhạc sĩ trẻ và cả những ca sĩ khi muốn thể hiện những ca khúc mới.

Ca khúc mới về Hà Nội: Khát khao tìm chỗ đứng...
Ca sĩ Lê Việt Anh trong buổi ra mắt album Nụ cười mắt lá.

Vẫn nồng nàn cảm hứng

Là một người con Hà Nội, lại sở hữu phong cách và giọng hát nam tính, lịch lãm, ca sĩ Lê Việt Anh - giải Nhì cuộc thi nhạc nhẹ Sao Mai 2011, giải Ca sĩ xuất sắc nhất do khán giả bình chọn của Sao Mai điểm hẹn 2012 - luôn hướng tới việc xây dựng, định hình “chất Hà Nội” trong từng sản phẩm âm nhạc của mình. Mới đây, anh cùng ca sĩ Đặng Tuấn Phương, Á quân X-Factor 2016, đã giới thiệu đến khán giả album mới Nụ cười mắt lá. Vẫn phong cách ballad nhẹ nhàng, sâu lắng mà lịch lãm, chàng ca sĩ Hà thành chinh phục người nghe bởi vẻ đẹp âm nhạc không chút khoa trương mà rất khó quên.

Đặc biệt, trong album này, Lê Việt Anh đã giới thiệu đến khán giả một nhạc phẩm về Hà Nội được nhạc sĩ Hoàng Thắng sáng tác độc quyền cho anh với tên gọi Hà Nội mắt lá rơi. Ca khúc được thổi hồn từ những lời thơ lãng mạn của Khánh Dương với những câu chữ giàu hình ảnh và lãng mạn như “vệt nắng quét hè xào xạc mắt lá rơi”. Trong âm hưởng da diết của âm nhạc, ca từ, người nghe gặp lại một Hà Nội bình yên lãng đãng với những con phố, hàng cây, dịu dàng những gánh hàng rong và như vọng về cả những âm thanh của ký ức với tiếng tàu điện leng keng...

Cách đây không lâu, người yêu nhạc cũng đã được đón nhận ca khúc Hà Nội, một tình yêu do nhạc sĩ Lê Thành Trung sáng tác, được thể hiện qua giọng ca Tuấn Hiệp. Khi nghe cả hai ca khúc này, khán giả hẳn sẽ có chung cảm nhận rằng chất lãng mạn trữ tình, tinh tế và có chút da diết - điều làm nên thành công của nhiều tác phẩm về Hà Nội trước đây như Em ơi Hà Nội phố, Có phải em mùa thu Hà Nội, Nhớ mùa thu Hà Nội, Hà Nội mùa vắng những cơn mưa… vẫn nhận được sự đồng cảm của khán giả. Các nhạc sĩ vẫn cảm thấy rưng rưng, nồng nàn với chất xưa Hà Nội dù các ca khúc mới đều có những nét riêng, mang dấu ấn của âm nhạc dành cho thế hệ trẻ.

Để lan tỏa tình yêu Hà Nội

Ông Trịnh Sinh Nha, Tổng Giám đốc Công ty Hồ Gươm Audio cho biết, mặc dù các xu hướng âm nhạc hiện nay phát triển rất nhanh, “gu” âm nhạc của khán giả cũng thay đổi chóng mặt, nhưng các ca khúc về Hà Nội vẫn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người nghe. Riêng trong “kho” hơn 2.500 ca khúc đã được Hồ Gươm Audio đăng ký bản quyền thì cũng có tới hàng trăm bài về Hà Nội. Những ca khúc này với sự thể hiện của các giọng ca qua nhiều thế hệ do Hồ Gươm Audio sản xuất, phát hành vẫn được đông đảo công chúng tìm nghe. Điều này thể hiện qua các kênh hợp tác với Hồ Gươm Audio trên mạng, các đài phát thanh, truyền hình... Ngoài ra còn có hàng nghìn các ca khúc về Hà Nội đã được sáng tác, phát hành ở các kênh âm nhạc khác nhau mà số lượng của nó khó có thể kiểm đếm cho xuể.

“Khối tài sản đồ sộ” ấy một mặt phản ánh sức hấp dẫn của đề tài Hà Nội, mong muốn được thưởng thức những nhạc phẩm hay về Hà Nội của công chúng, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các nhạc sĩ hiện nay những thách thức không dễ vượt qua. Nhạc sĩ Lê Thành Trung từng chia sẻ với Hànộimới Cuối tuần rằng: “Hà Nội là cả cuộc đời của tôi, là gia đình, người thân, bạn bè, là tuổi thơ... Hà Nội trong tôi là tình yêu, là những cảm xúc đặc biệt với từng mùa..., nhưng tôi nghĩ sáng tác về Hà Nội không dễ dàng chút nào. Tôi muốn sáng tác một bài hát về Hà Nội từ lâu, nhưng chưa viết được cho đến khi đồng cảm với tâm trạng của một người bạn đi xa Hà Nội, thấy nhớ Hà Nội quá”.  

Sự ra đời của Hà Nội, một tình yêu hay Hà Nội mắt lá rơi thời gian gần đây chỉ là một ví dụ cho thấy những sáng tác mới về Hà Nội vẫn được công bố đều đặn, có những giai điệu, cảm xúc quen, cũng có những bài hát mang tính phá cách... Chia sẻ về ca khúc mới, Lê Việt Anh cho biết: “Việt Anh là người Hà Nội quá yêu Hà Nội nên lúc nào cũng ấp ủ thể hiện những ca khúc về Hà Nội. Việt Anh cũng rất đồng cảm với cảm xúc về Hà Nội mà nhạc sĩ Hoàng Thắng gửi gắm qua ca khúc Hà Nội mắt lá rơi và hy vọng ca khúc sẽ có chỗ đứng trong các bài hát về Hà Nội”. Có lẽ đó cũng là mong mỏi chung của bất kỳ một nhạc sĩ, ca sĩ nào, mong mỏi tìm được sự đồng điệu của người nghe, để tình yêu Hà Nội của cá nhân được lan tỏa tới mọi người.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ca khúc mới về Hà Nội: Khát khao tìm chỗ đứng...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO