Y tế - Giáo dục

Bùng nổ xu hướng chữa lành: Lời giải cho áp lực và tâm lý của thế hệ Gen Z

Bảo Trâm 16:30 08/07/2024

Sáng 8/7, tại talkshow “Chữa lành có thật sự lành”, các bạn nhóm Mùa hè rực rỡ là sinh viên trường đại học FPT đã tổ chức buổi giao lưu với PGS.TS Trần Thu Hương - Trưởng bộ môn tâm lý học lâm sàng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Qua đó các bạn sinh viên có được góc nhìn rõ nét về tâm lý của các bạn gen Z thời nay.

Hiện nay, quan điểm chung cho rằng vấn đề sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội đều đang gia tăng ở Việt Nam và bất kỳ ai trong xã hội hiện tại cũng đều có những áp lực, lo lắng của riêng mình. Từ những áp lực học hành, kỳ vọng của bố mẹ hay thậm chí là những áp lực thế hệ gen Z trước nhiều ý kiến trái chiều,... Từ những kỳ vọng và áp lực lớn của gia đình, mối quan hệ xung quanh về các chuẩn mực xã hội thường đặt mọi người vào vị thế bất lợi. Sự tăng tiếp xúc với Internet đồng thời ngại đối thoại trực tiếp đều là những yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe tâm lý xã hội, dẫn đến tình trạng cô lập xã hội, lo lắng, buồn phiền, lo âu, trầm cảm, thậm chí là cảm giác tuyệt vọng.

mt4.jpg
Talkshow “Chữa lành có thật sự lành” được tổ chức tại đại học FPT.

Trong thời đại công nghệ và mạng xã hội bùng nổ, trào lưu "chữa lành" đã tràn ngập trên Facebook, Instagram và TikTok. Gen Z, sinh ra và lớn lên trong môi trường đầy áp lực và phức tạp, đang phải vật lộn với nhiều thách thức từ căng thẳng học tập gia tăng đến sự so sánh không ngừng trên mạng xã hội. Những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của họ.

Tuy nhiên, việc lạm dụng cụm từ này đang làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc chữa lành, biến nó thành một xu hướng hơn là một quá trình giúp đỡ thực sự. Nhận thấy vấn đề này, nhóm Mùa hè rực rỡ tổ chức talkshow nhằm truyền tải những góc nhìn đúng đắn về chữa lành tới các bạn trẻ. Thông qua sự kiện này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa chân thực của "chữa lành" và áp dụng nó một cách hiệu quả để cải thiện cuộc sống và sức khỏe tinh thần của mình.

mt3.jpg
PGS.TS Trần Thu Hương - Trưởng bộ môn tâm lý học lâm sàng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chia sẻ tại talkshow.

Trong vai trò là chuyên gia tâm lý, đồng thời là diễn giả, PGS.TS Trần Thu Hương cho hay: Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng dịch Covid 19, cụm từ chữa lành được hiện hữu rất nhiều nơi. Cụm từ chữa lành xuất hiện rất rộng như: “du lịch chữa lành”, “về quê chữa lành”, “xem phim chữa lành”…

Những tất bật của cuộc sống, chúng ta phải đối diện với rất nhiều áp lực, và những áp lực này vốn dĩ không phân theo độ tuổi, giới tính, dù bạn đang ở vai trò vị trí nào, bạn là ai, ở độ tuổi nào thì bạn đều phải có những bài toán phải giải cho riêng mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng có được một nơi nương tựa để những áp lực đó được trút đi để họ có thể nhẹ nhàng hơn sau mỗi ngày làm việc.

Có bất cứ tác động nào trong môi trường bên trong và bên ngoài, tâm lý và sức khoẻ sẽ có sự thay đổi. Theo phản ứng cơ thể, chúng ta sẽ tạm thời "ngưng thở" khi căng thẳng, suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến cảm giác hồi hộp, lo lắng. Quan điểm chữa lành hiện nay chúng ta mắc phải là không ngủ đủ. Cơ thể k ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chất Serotonin trong cơ thể sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ lo lắng, tâm trạng và điều tiết hạnh phúc của cơ thể. Chất Dopamine dẫn truyền thần kinh do cơ thể tạo ra nhằm mục đích truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. Để có nhiều năng lượng và tránh sự mệt mỏi, hai chất Serotonin và Dopamine sẽ dẫn truyền, tạo chất xúc tác cho cơ thể.

mt6.jpg
Sinh viên FPT đặt câu hỏi: "Chữa lành" như thế nào trong trường hợp bị tổn thương từ chính những người bạn thân của mình?.

Chữa lành" thực chất là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người, chúng ta cần hướng vào bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm hồn mình, để luôn cảm thấy an yên, cân bằng dù bên ngoài xảy ra bất cứ điều gì. "Các cụ ngày xưa cũng thường nói, thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất để "chữa lành" mọi tổn thương. Chúng ta đôi khi chỉ cần sống một cuộc sống thường nhật an yên, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hòa nhập với thiên nhiên, tĩnh dưỡng là đã có thể tự "chữa lành" mà không cần phải làm điều gì đó cao siêu", PGS.TS Trần Thu Hương Thảo cho hay.

Từ một khái niệm mang ý nghĩa tích cực, "chữa lành" giờ đây mang cả hàm ý châm biếm, mỉa mai về sự bội thực những dịch vụ gắn mác sức khỏe tinh thần. Với những người có tiền, có điều kiện, họ dễ dàng tìm đến các phương pháp "chữa lành", đi du lịch "chữa lành", xem phim để "chữa lành", làm những điều mình thích để "chữa lành" khi gặp vấn đề về tâm lý; còn với những người lao động nghèo đang vật lộn với mưu sinh, với cơm áo gạo tiền thì "chữa lành" dường như không có trong từ điển sống của họ.

mt7.jpg
BTC chụp ảnh giao lưu cùng diễn giả.

Mặc dù có các báo cáo công bố về “chữa lành” hiện nay toàn thế giới chưa để ý và hiểu rõ về cụm từ trên… Trong talkshow, cô Thu Hương chia sẻ: “Hãy có góc nhìn mới trong một mối quan hệ, biết cách cân bằng cảm xúc của bản thân hơn và quan trọng là xây dựng được những mối quan hệ tích cực để không làm tổn thương nhau. Trong bất cứ mối quan hệ nào, hãy luôn yêu thương chính bản thân mình và được là chính mình – Đó mới chính là một mối quan hệ tốt đẹp. Để không bị chìm sâu trong tổn thương chúng ta phải biết yêu bản thân, có nhiều năng lượng sống tích cực và đam mê những gì chúng ta hướng tới".

Liên quan đến xu hướng “đi chữa lành” PGS.TS Thu Hương cho rằng,con người luôn đặt mục tiêu cho cuộc sống, thay vì đi chữa lành như một xu hướng thì các bạn nên tìm đến những nguồn thông tin hỗ trợ đáng tin cậy, những người có kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực đó để nhờ họ đưa ra lời khuyên và giúp đỡ mình một cách hợp lý và khoa học.Các bạn trẻ phải tự biết đánh giá bản thân mình, hiểu được chính mình mà không phải chịu sự tác động bởi những người xung quanh, phải tự tìm ra giải pháp phù hợp cho bản thân để có thể chữa lành đúng cách.
mt8.jpg
Thông qua buổi chia sẻ, nhiều bạn trẻ đã hiểu hơn về "chữa lành" và có nhiều năng lượng sống tích cực trong học tập và công việc.

Qua buổi giao lưu, sinh viên FPT đã tìm được những tâm sự, ý muốn của chính bản thân, cũng như các phương pháp chữa lành, cách thoát khỏi những mối quan hệ độc hại. Nhiều bạn trẻ bày tỏ sự hài lòng, vui vẻ vì đã có thêm góc nhìn mới để hiểu mình hơn./.

Bài liên quan
  • Văn hóa dân gian qua góc nhìn gen Z
    Triển lãm “Dân gian trong Gen Z” là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong tâm hồn thế hệ trẻ. Gen Z đã và đang tiếp nối và sáng tạo trên nền tảng di sản văn hóa truyền thống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Bùng nổ xu hướng chữa lành: Lời giải cho áp lực và tâm lý của thế hệ Gen Z
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO