Bùi Đức với triển lãm 'Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ'

Sơn Dương| 01/11/2020 00:21

Ngày 30/10, tại Nguyen Art Gallery (31A Văn Miếu, Đống Đa, Thành phố Hà Nội), họa sĩ Bùi Đức tổ chức triển lãm phù điêu cá nhân với tên gọi “Vẻ đẹp của không nghĩ”.

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”
Không gian buổi triển lãm

Bùi Đức vốn là họa sĩ sơn mài, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Đại học Mĩ thuật năm 2003. Sớm thành danh, sớm thành công, anh từng được Chính phủ Singapore chọn mời tham dự triển lãm hội họa quốc tế Singapore năm 2007. Năm 2008, anh tổ chức triển lãm “Phía sau là núi” tại nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Tháng 9/2010, Bùi Đức tiếp tục tổ chức một cuộc triển lãm cá nhân mang tên “Mẹ Âu Cơ”, đánh dấu độ chín trong nghệ thuật tranh sơn mài của mình.

Đến năm 2015, Bùi Đức đột ngột rời Hà Nội lên Sa Pa sinh sống, đây cũng là khởi nguồn của những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Một mình, anh lang thang khắp các bản làng Sa Pa, say đắm với toàn bộ thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây, đó cũng là khi anh nhận ra mình khao khát làm một điều gì đó để tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo của văn hóa Tây Bắc. Điều gì đến phải đến, họa sĩ Bùi Đức đã bén duyên với nghề điêu khắc.

Với triển lãm “Vẻ đẹp của không nghĩ”, Bùi Đức muốn giới thiệu tới người xem 75 tác phẩm ảnh phù điêu gỗ với chủ đề về Tây Bắc. Mỗi phù điêu là một gương mặt. Những gương mặt anh gặp đâu đó trong đời, quen có lạ có. Không gương mặt nào thuộc về một nhân vật cụ thể. Mỗi gương mặt là một ấn tượng riêng đọng lại, thần thái, biểu cảm đều khác thường.

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”
Bùi Đức chia sẻ tại buổi Triển lãm

Chia sẻ về chất liệu sáng tác của mình, họa sĩ Bùi Đức cho biết: “Tôi yêu Tây Bắc, tôi yêu văn hóa của đồng bào các dân tộc tại đây. Vì vậy, tôi sưu tầm những vật dụng sinh hoạt, nông cụ của đồng bào, thổi vào chúng cái hồn và tinh thần của tôi, tinh thần của nghệ sĩ để làm mới, ngợi ca nhưng không làm mất đi tinh thần văn hóa của chúng”.

Hơn 70 tác phẩm của hoạ sĩ Bùi Đức được sáng tạo dựa trên những công cụ lao động (bằng gỗ) của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là những chân dung, trên các trụ tròn có khi tạo hình kết hợp chân dung, hoặc sinh thực khí nam, nữ… các tác phẩm có điểm chút ít hoạ tiết lấy cảm hứng từ hoạ tiết của các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc Việt Nam, hoặc có khi là của chính hoạ sĩ ngẫu hứng tạo ra.

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”

Có thể đặt để, hay tác động vào những công cụ lao động lên nước thời gian hồn cốt người lao động mà không làm mất đi tính tự nhiên của nó là điều rất khó (Bùi Đức đã có lúc chỉ biết ngắm nhìn và chiêm ngưỡng nó mà không dám nghĩ sẽ sáng tạo trên chính những công cụ lao động kia). Nhưng Bùi Đức đã thành công, ở nhiều bức chúng ta thấy những vết tích của những người lao động để lại đầy ngẫu hứng gây xúc động - giờ đây nó trở thành hoa văn đầy ẩn ý và sâu sắc rất ăn ý phối trợ tốt cho những phần tác động sáng tạo thêm của Bùi Đức. Có thể nói đó là nhạy cảm vượt trên những quy chuẩn mô phạm mà người nghệ sĩ muốn khẳng định vị thế độc lập của mình buộc phải vượt qua.

Tất cả các chân dung mà Bùi Đức sáng tác có hình thù vẹo vọ, tỷ lệ sai lệch, xộc xệch dù không cố ý nhưng chung một nhịp, bắt trúng cái động để đưa ra những biểu hiện cảm xúc với những khuôn mặt đang biến chuyển hết sức tự nhiên. Những chân dung động này là đáp án tốt nhất có thể phù hợp, vừa tôn vinh vừa hoà nhịp lại lấy được nguồn sống mãnh liệt qua thời gian của những công cụ lao động để tập hợp tạo nên sức sống mới. Chúng ta ngắm và được quyền trở về quá khứ để thấy một khuôn mặt khác tươi trẻ và những tâm trạng khác, ngược lại ta cũng có thể xuôi theo thời gian để thấy thêm những khuôn mặt mới. Những khuôn mặt ấy động cựa và thậm chí nó như cho chúng ta nhìn thấy sự biến hình, đổi dạng của chính khuôn mặt chúng ta sẽ qua thời năm tháng. Những khuôn mặt xộc xệch mất cân đối và tỷ lệ ấy giờ đẹp đến lạ thường, bình dị, thậm chí tàn úa mà mang vẻ đẹp lạ kỳ chứa  nhiều triết lý tự nhiên không gò ép trong một thông tin hay thông điệp nhất định. Điều đáng chú ý là tất cả các khuôn mặt ấy tuyệt không nhìn thấy cái ác. Những khuôn mặt giàu cảm xúc và đầy lương thiện, đó là một thống nhất chung.

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”


Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”

Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”
Một số tác phẩm Phù điêu của Bùi Đức tại triển lãm

Tại buổi triển lãm, có thể thấy một số tác phẩm hình thức trụ tròn được gắn thêm loa. Đó là một cách chơi âm thanh mà Bùi Đức ưa thích. Bùi Đức đưa âm thanh vào tác phẩm bằng tình yêu của mình nhưng chính nó trong tổng thể không gian phù hợp chứa đựng một sức sống âm thầm mà mãnh liệt. Những bễ thổi (lò rèn) gầm rú âm ỉ ép lực gió thổi vào ngọn lửa nung chảy sắt thép, giờ đây dựng giữa nhà như những cây cột biết nói, biết hát, biết thì thầm kể chuyện. Ở đây ta bắt gặp Bùi Đức gần với những câu chuyện cổ tích, hay trường ca,... cây cột – cái cột xuất phát từ bễ thổi chuyển sang một đời sống mới.
Bùi Đức với triển lãm “Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ”
Bùi Đức cùng những người bạn thưởng thức các Tác phẩm tại buổi Triển lãm


Triển lãm “Vẻ đẹp của không nghĩ” của Họa sĩ Bùi Đức sẽ diễn ra từ ngày 30/10/2020 đến hết 09/11/2020.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bùi Đức với triển lãm 'Phù Điêu - Vẻ Đẹp Của Không Nghĩ'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO