Bộ VHTTDL đề nghị xây dựng Nghị định quy định về hoạt động văn học: “Chắp cánh” để văn học Việt bay xa

PV| 29/11/2022 17:22

Gần đây, Bộ VHTTDL đang xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển và nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động văn học.

122286xay-dung-nghi-dinh-quy-dinh-ve-hoat-dong-van-hoc-la-can-thiet-de-khich-le-van-hoc-viet-nam-phat-trien(1).jpg
Xây dựng Nghị định quy định về hoạt động văn học là cần thiết để khích lệ văn học Việt Nam phát triển. Ảnh: báo VH

Văn học Việt Nam trong nhiều năm qua đã có bước phát triển toàn diện và mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động văn học vẫn đang còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển và nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời gian tới. Vì thế, việc xây dựng Nghị định quy định về hoạt động văn học là thực sự cấp thiết.

Đây cũng chính là nội dung được Bộ VHTTDL nêu rõ trong Dự thảo tờ trình Chính phủ; hiện Bộ đang tiếp nhận ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có chuyên môn về Dự thảo đến hết ngày 16.12.2022.

Cụ thể, Dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định gồm 4 văn bản: Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động văn học và các vấn đề liên quan đến lập đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học; Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học; Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học; Đề cương dự kiến nghị định về hoạt động văn học. Đáng chú ý tại Dự thảo báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động văn học và các vấn đề liên quan đến lập đề nghị xây dựng Nghị định về hoạt động văn học, Bộ VHTTDL đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế của hoạt động văn học. Cụ thể, hoạt động văn học đang được điều chỉnh bởi nhiều Luật khác nhau như Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện, Luật Di sản văn hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm các quan hệ xã hội trong lĩnh vực văn học chưa được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng như đặt hàng, tài trợ cho sáng tác văn học; dịch tác phẩm văn học; giới thiệu, quảng bá văn học; cuộc thi, trại sáng tác văn học; cơ chế trưng cầu chuyên gia trong việc thẩm định các vấn đề phát sinh trong đời sống văn học; cụ thể hóa những hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn học…


Một số chính sách về đầu tư kinh phí cho hoạt động văn học chưa đúng tầm, đúng mức, còn bất cập. Các tác phẩm được đặt hàng, hỗ trợ sáng tác tuy phong phú về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa cao, số lượng tác phẩm đạt giải thưởng văn học uy tín vẫn hạn chế. Hoạt động trại sáng tác được tổ chức thường xuyên nhưng hiệu quả cũng chưa thực sự tương xứng với kỳ vọng của các đơn vị tổ chức. Chất lượng của một số giải thưởng và cuộc thi còn chưa đồng đều. Hiện đã manh nha xuất hiện hiện tượng lợi dụng hệ thống giải thưởng phục vụ cho những mục tiêu ngoài văn học, trái pháp luật…


Cũng theo Bộ VHTTDL, hiện nay tình trạng “nhập siêu văn hóa” không còn là hiện tượng mới lạ. Hầu như các đầu sách bán chạy trên thếgiới đều đã cómặt ở Việt Nam, thậm chí xuất bản cùng lúc với nhiều quốc gia khác. Ngược lại, sách văn học trong nước xuất hiện khá nhỏ giọt trên thịtrường sách thếgiới, chủ yếu do việc quảng bá vẫn chưa tương xứng với giá trịcủa văn học Việt Nam. Phần đông độc giả quốc tếcòn xa lạ, mơ hồ về văn học của chúng ta.

Bài liên quan
  • Xây dựng văn hoá công sở tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển
    Ngày 12/10, Đoàn kiểm tra liên quan của Thành phố về thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 có buổi kiểm tra, đánh giá tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Liên hoan ẩm thực “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” năm 2024
    Vào ngày 16/12 tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Liên hoan ẩm thực “Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” năm 2024.
  • Hà Nội bước tới kỷ nguyên mới từ tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
    Thủ đô Hà Nội đã, đang rất quyết tâm thực hiện định hướng, chỉ đạo chiến lược của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Điều này đã được chứng minh bởi Hà Nội đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm...
Đừng bỏ lỡ
Bộ VHTTDL đề nghị xây dựng Nghị định quy định về hoạt động văn học: “Chắp cánh” để văn học Việt bay xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO