Bộ trưởng Nội vụ: Quy định văn bằng, chứng chỉ tồn tại nhiều điều vô lý

Vũ Hân/Thanh niên| 16/08/2019 10:19

Nhiều trường hợp từ chối thi tuyển viên chức, kêu cứu lên cấp trên để được xét tuyển đặc biệt vì sợ trượt ngoại ngữ, tin học; nhưng vẫn sẵn sàng nộp hồ sơ với đầy đủ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Bộ trưởng Nội vụ: Quy định văn bằng, chứng chỉ tồn tại nhiều điều vô lý
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trao đổi với báo chí bên lề hội nghị


 Vấn đề xảy ra với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội và cả nhiều địa phương khác đang cho thấy sự hình thức của các văn bằng, chứng chỉ vốn được cơ quan quản lý nhà nước đưa ra để “chuẩn hóa” lực lượng công chức, viên chức.
Ngày 15.8, Bộ Nội vụ đã phải triệu tập người làm công tác Nội vụ khắp các địa phương, bộ, ngành trên cả nước để tập huấn về Nghị định 161/2018 và Thông tư 03/2019 về vấn đề tuyển dụng công chức, viên chức. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra vì hiện các địa phương đều vướng ở nhiều nội dung.

Một trong những nội dung lớn là vấn đề văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức. Rất nhiều địa phương băn khoăn việc theo quy định mới, người dự tuyển chỉ cần nộp phiếu dự tuyển chứ không phải nộp hồ sơ, tức là chỉ cần kê khai mình có văn bằng chứng chỉ gì, chứ không cần nộp bản sao công chứng của các chứng chỉ đó.

Sau khi thí sinh trúng tuyển, việc kiểm tra văn bằng, chứng chỉ mới diễn ra, và nếu không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ bị loại. Một số địa phương cho rằng, quy định như vậy sẽ sinh ra hồ sơ ảo và phát sinh các tình huống khó lường, như việc thí sinh khai chứng chỉ một đằng, nhưng khi nộp lại là chứng chỉ khác.

Đại diện Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, hiện TP này đang gặp rất nhiều khó khăn khi xác minh văn bằng, chứng chỉ trước khi tuyển dụng. “Có những cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ nay đã giải thể, chúng tôi không biết liên lạc với cơ sở nào để xác minh. Khi làm văn bản đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn, thì Bộ trả lời là đơn vị nào tiếp nhận hồ sơ giải thể của cơ sở đó thì nơi đó sẽ trả lời, mà chúng tôi cũng không biết đơn vị nào tiếp nhận hồ sơ giải thể. Một số trường hợp quá sốt ruột đợi xác minh đã thi chứng chỉ mới và đề nghị cho nộp chứng chỉ này, thì có được hay không?”, vị này đặt câu hỏi.

Vấn đề khác đặt ra là sự hình thức của các chứng chỉ, đặc biệt với tình huống đang xảy ra với các giáo viên hợp đồng của Hà Nội và nhiều địa phương khác, khi họ đáp ứng được các chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học, nhưng công khai từ chối thi vì khẳng định mình sẽ trượt.

Việc xác nhận chứng chỉ theo khung mà Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như Bộ Thông tin - Truyền thông đã quy định cũng hết sức… trái ngang, khi chứng chỉ tiếng Anh loại B, C các trường đại học cấp từ năm 2010 - 2011 thì được chấp nhận, nhưng chứng chỉ IELTS từ 2016 thì không được chấp nhận, vì nó chỉ có thời hạn 2 năm.

Hay việc nhà báo đã có kinh nghiệm 20 năm làm việc, nhưng tốt nghiệp Trường đại học Luật thì sẽ phải đi thi lấy chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Thậm chí, GS đã dạy học suốt đời cũng phải thi chứng chỉ sư phạm.

Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận “vấn đề chứng chỉ rất phức tạp”, và tồn tại nhiều điều hết sức vô lý.

“Tiêu chuẩn, điều kiện chúng ta đã quy định, nhưng lại chưa có nơi đào tạo để cấp. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng “linh hoạt”, để người ta tự xác nhận, cam kết, nhưng cũng không thể cam kết mãi. Chưa có nơi cấp chứng chỉ mà bắt người ta cam kết tôi thấy chỗ đó cũng hết sức vô lý. Tôi xin nợ cái này, tới đây chúng tôi sẽ làm việc với Bộ GD-ĐT. Đã quy định thì phải có nơi đào tạo để cấp chứng chỉ cho người ta. Không có thể nào quy định lại không mở lớp. Trong thời điểm chưa có đào tạo này, mình phải có cách nào đó. Chúng tôi cũng thấy là có vấn đề”, Bộ trưởng Tân nói.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Nội vụ: Quy định văn bằng, chứng chỉ tồn tại nhiều điều vô lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO