Chuyển động Hà Nội

Bí thư Thành uỷ Hà Nội: Khi Nhân dân đồng thuận thì mọi việc sẽ thành công

Kim Thoa (T/h) 15:56 29/07/2023

Chiều 28/7, tham luận tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai với Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc T.Ư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, mọi việc có sự đồng thuận của Nhân dân thì ắt sẽ thành công.

d120230728203104.jpg
Bí thư Thành uỷ Hà Nội: Khi Nhân dân đồng thuận thì mọi việc sẽ thành công

Cụ thể hóa thành nghị quyết, quy định, đề án quan trọng, tập trung chỉ đạo xử lý các vụ án nghiêm trọng

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết: Thành ủy Hà Nội đã cụ thể hóa đường lối, chủ trương, quy định của Đảng về công tác tổ chức xây dựng Đảng thông qua việc chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, ban hành hơn 40 nghị quyết, quy định, đề án rất quan trọng của Thành ủy Hà Nội với nhiều quan điểm mới như Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy về tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; Quy định 07-QĐ/TU ngày 17/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức thuộc TP; Quy định số 12-QĐ/TU ngày 8/5/2023 của Thành ủy về quản lý cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy chế làm việc của Thành ủy…

Hà Nội đã sớm hoàn thành việc xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030, 2026-2031 ở cả ba cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng và số lượng; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch; Thực hiện điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với 67 lượt cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý và 2.591 lượt cán bộ thuộc diện quận, huyện, thị ủy quản lý...

Thành ủy đã tập trung xây dựng các đề án, quy định về quản lý đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên. Kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn Đảng bộ TP đã kết nạp được trên 31.700 đảng viên, riêng năm 2022 kết nạp được 10.183 đảng viên, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP đề ra.

Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành 31 văn bản để cụ thể hóa, quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Các ý kiến chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Ban Chỉ đạo Thành ủy đã đưa vào diện theo dõi để tập trung chỉ đạo xử lý 63 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Đến nay đã thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo 13 vụ án, vụ việc; Hiện còn chỉ đạo xử lý 50 vụ án, vụ việc đang tiếp tục theo dõi, chỉ đạo tập trung xử lý.

Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra cấp ủy trực thuộc đã thi hành kỷ luật 28 tổ chức Đảng (khiển trách 25; cảnh cáo 3) và 2.377 đảng viên (khiển trách 1.783, cảnh cáo 281, cách chức 25, khai trừ 288 trường hợp).

Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù trong bối cảnh khó khăn, nhưng kinh tế Thủ đô phục hồi và tăng trưởng khá, năm sau tăng hơn năm trước và tăng hơn mức tăng trưởng chung của cả nước. GRDP năm 2021 tăng 2,92% (cả nước tăng 2,58%); GRDP năm 2022 tăng 8,89% (cả nước tăng 8,02%), với quy mô GRDP của Hà Nội theo giá hiện hành đạt 1.196 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021; GRDP 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%).

Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước được đảm bảo: Thu ngân sách nhà nước năm 2021 vượt 12,3% so với dự toán; thu ngân sách nhà nước năm 2022 vượt 6,5% so với dự toán; 6 tháng đầu năm 2023 đạt 220,1 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán, tăng 22,9% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt trên 94%; các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác đều có chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Quốc phòng, an ninh được củng cố; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được giữ vững và đảm bảo. Công tác đối ngoại với các tỉnh, thành phố trong cả nước và hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng; công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô ngày càng được nâng lên.

Cùng với kiểm soát thành công đại dịch Covid 19, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo thông qua và giao các cơ quan chức năng thực hiện nhiều chủ trương, quyết sách, đề án quan trọng, quyết định đến sự phát triển bền vững của Thủ đô trước mắt và tương lai, như: Tham mưu trình và được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiến hành tổng kết Luật Thủ đô năm 2012, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Xây dựng các Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố (Hà Nội đã thực hiện phân cấp, ủy quyền đối với 708/1.910 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ khoảng 37% tổng số thủ tục hành chính); Đề án quản lý, sử dụng và khai thác nguồn lực từ tài sản công; Đề án xử lý các dự án ngoài ngân sách nhà nước có sử dụng đất chậm triển khai.

Ưu tiên đầu tư ba lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình di tích văn hóa lịch sử (khoảng 90 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo); khởi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sau 1 năm Quốc hội thông qua chủ trương...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế; Đồng thời rút ra 5 bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quyết định đối với thành công vừa qua và phải tập trung thực hiện để khắc phục hạn chế, khó khăn, quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thời gian tới.

Đặc biệt, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, một bài học kinh nghiệm rất quan trọng là phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong các công việc của thành phố; luôn nhận thức sâu sắc phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”; mọi việc có sự đồng thuận của nhân dân thì ắt sẽ thành công. Điều này đã được minh chứng qua công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 và công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô vừa qua./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Bí thư Thành uỷ Hà Nội: Khi Nhân dân đồng thuận thì mọi việc sẽ thành công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO