Bí thư Đoàn say mê công tác thiện nguyện

Gia Phú| 28/04/2020 08:39

Năng động, nhiệt tình và hăng say với công việc đó là ấn tượng mà những ai từng tiếp xúc với Văn Đình Tưởng đều dễ dàng cảm nhận. Sinh năm 1990, chàng thanh niên ở thôn Vĩnh Lộc xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội hiện là ủy viên Ủy ban hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) huyện Thường Tín, Ban chủ nhiệm CLB Bí thư chi đoàn huyện Thường Tín, Bí thư đoàn xã - Chủ tịch Hội LHTN xã Thư Phú đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào Đoàn cũng như các hoạt động tình nguyện.

Bí thư Đoàn say mê công tác thiện nguyện
Giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến Vì cộng đồng - phần thưởng ý nghĩa cho những nỗ lực của Văn Đình Tưởng.
Ước mơ từ màu áo xanh
Năm học lớp 6 tình cờ xem bản tin về tiếp sức mùa thi của đài Truyền hình Hà Nội, hình ảnh những chiếc áo xanh thanh niên Việt Nam đã in đậm vào tâm trí của Văn Đình Tưởng. Niềm ước ao được mặc chiếc áo màu xanh luôn song hành và là động lực thôi thúc anh trong suốt những những năm tháng học trò. Tưởng kể, ngay từ thời học cấp 2 anh đã đăng ký vào đội sao đỏ của trường, lên cấp 3 anh tham gia nhiều hoạt động từ thiện khi là ủy viên Ban chấp Hành Hội chữ thập đỏ của trường. 

Những năm tháng là sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (2008 - 2011), rồi sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2011 -2013), Tưởng luôn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn như: tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, chiến dịch Mùa hè xanh, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè… luôn là người đội trưởng trên các chiến tuyến tình nguyện. “Khi tham gia những hoạt động này tôi thấy mình năng động hơn, biết chia sẻ hơn, bởi thế ngoài thời gian học tập tôi đều cố gắng thu xếp thời gian để tham gia” – Tưởng bộc bạch.

Nhớ lại những ngày đầu tham gia hoạt động Đoàn, Tưởng cũng chẳng thể quên lần đầu tiên (năm 2008) làm thành viên BTC Lễ hội làng Vĩnh Lộc, được giao nhiệm vụ tập hợp, hướng dẫn quân kiệu và tổ chức trò chơi vui hội. Lúc ấy dẫu bản thân chưa có kinh nghiệm, nhưng Tưởng đã nỗ lực hết sức để vận động thanh niên trong làng kiên trì tập luyện để hoàn thành được nhiệm vụ và còn được Ban chỉ đạo khen ngợi.

Sau này khi tốt nghiệp đại học, trở về địa phương công tác, với sức trẻ và nhiệt huyết Tưởng càng say sưa với các phong trào Đoàn của địa phương. Là “thủ lĩnh” đoàn thanh niên cơ sở, Tưởng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao bóng đá, bóng chuyền cho đoàn viên thanh niên; tổ chức các buổi dọn vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt trên địa bàn; thường xuyên chia sẻ thông tin tuyên truyền về các hoạt động trên các trang thông tin mạng xã hội, các kênh của Đoàn. Đều đặn hàng tháng Tưởng tổ chức họp BCH đoàn xã để triển khai các hoạt động đồng thời tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của lãnh đạo Huyện đoàn, Đảng ủy- UBND xã Thư Phú hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai các hoạt động. Gần đây khi Hà Nội bước vào trận chiến với dịch Covid - 19, Tưởng cùng các đoàn viên thanh niên xã Thư Phú tổ chức chủ trì và phối hợp với các ngành đoàn thể vận động xã hội hóa tặng gần 8000 chiếc khẩu trang, gần 100 chai sát khuẩn, hơn 200 poster và hơn 1000 tờ rơi cho nhân dân và học sinh trên địa bàn đồng thời còn tổng dọn vệ sinh môi trường, rắc vôi khử trùng trên địa bàn đường làng ngõ xóm…

Lan tỏa yêu thương bằng hoạt động thiện nguyện
Không chỉ là một cán bộ đoàn năng động, Tưởng còn rất tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tưởng chia sẻ, ngay từ những ngày còn là sinh viên, anh cũng đã tham gia các hoạt động từ thiện, tình nguyện. Cho đến bây giờ, Tưởng vẫn nhớ lần đầu tiên tham gia hoạt động thiện nguyện, đó là năm 2008 khi CLB Sinh viên tình nguyện trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại tổ chức chương trình Trung thu tại Trung tâm Trẻ khuyết tật Ngọc Sơn ở Biên Giang, Hà Đông. “Lúc ấy dẫu chỉ là tổ chức chiếu phim, hướng dẫn các em vẽ tranh, chơi trò chơi, tặng bánh kẹo, sữa cho các em nhỏ nhưng mình đã rất hào hứng. Sau chương trình đó CLB tiếp tục xuống vui chơi, giúp đỡ các các em nhỏ vào thứ Bảy hàng tuần” - Tưởng chia sẻ.  

Bí thư Đoàn say mê công tác thiện nguyện
Văn Đình Tưởng đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động thiện nguyện.
Tưởng cũng nhớ như in những năm tháng là cán bộ đoàn tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại, đều đặn thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần anh đạp xe gần 17km đi dạy học tại lớp học tình thương ở chùa Hương Lan (thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội) cùng các thành viên CLB Sinh viên tình nguyện của trường giúp các cô giáo quản lý, dạy học cho hơn 20 em khuyết tật, thiểu năng và được các em yêu quý đặt cho biệt danh “thầy giáo Mập”.

Chính niềm say mê với các hoạt động thiện nguyện đã thôi thúc Tưởng thành lập CLB Tình nguyện nhân đạo Thường Tín. Tháng 1/2015, CLB ra đời đặt trụ sở tại nhà của Tưởng. Từ 4 thành viên thuở ban đầu đến nay CLB đã có gần 30 thành viên chính thức, ngoài ra còn có các thành viên tham gia không thường xuyên chủ yếu là học sinh, sinh viên trên địa bàn xã và các xã lân cận trong địa bàn huyện. Trong suốt 5 năm qua CLB đã có nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa như: tổ chức đêm nhạc từ thiện Trăng hồng - Xuân yêu thương (các năm 2016, 2017, 2018, 2019); Tổ chức các khóa tu mùa hè tại chùa Phúc Lâm thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín vào dịp hè; Tổ chức đội hình tiếp sức mùa thi cho các em học sinh trên địa bàn huyện; Tổ chức các hoạt động dịp Tết Thiếu nhi 1/6; Trung thu cho các em nhỏ… Đáng chú ý, CLB còn phối hợp với một số đơn vị tổ chức các chuyến đi từ thiện tại các tỉnh vùng cao của tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai…; tham gia chương trình Hè bên em (năm 2018), Hơi ấm mùa đông, Đông ấm vùng cao (năm 2019)… 

Tưởng chia sẻ, mỗi lần đi tình nguyện đều đem đến cho anh những xúc cảm, thôi thúc anh phải làm một điều gì đó cho cộng đồng. Đã có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, những cảnh đời bất hạnh mà Tưởng đã gặp, đã chia sẻ yêu thương nhưng có một hoàn cảnh thương tâm nhất mà CLB của Tưởng đã giang rộng vòng tay giúp đỡ đó là gia đình 2 em Nguyễn Đình Trường và Nguyễn Hương Giang ở phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội. Cả giả đình em gặp tai nạn giao thông trên đường về thăm quê ở Ứng Hòa (Hà Nội), bố mẹ chết, 2 em bị gãy chân và tay phải phẫu thuật nẹp xương, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Không chỉ kêu gọi mọi người ủng hộ tài chính, hỗ trợ tiền sách vở, quần áo giúp đỡ 2 em, trong suốt quãng thời gian từ năm 2013 - 2016, hàng ngày CLB Tình nguyện nhân đạo Thường Tín của Tưởng còn cắt cử người vào hỗ trợ gia đình chăm sóc, đưa đón các em đến trường, rồi dạy học cho các em mỗi tối. 

“Hiện giờ hai em đều đã khỏe mạnh hơn và có được kết quả tốt trong học tập cũng như đã có thể tự lập trong cuộc sống. Đó cũng là niềm vui lớn đối với mình cũng như các thành viên trong CLB” – Tưởng nói trong nụ cười rạng rỡ. 

Trò chuyện với Tưởng, càng cảm nhận hết những nhiệt huyết của anh trong các hoạt động thiện nguyện. Với Tưởng “hành động mạnh hơn lời nói” và niềm vui từ những điều bình dị đã trở thành động lực thôi thúc anh cống hiến và làm những điều có ích cho cộng đồng. Bởi thế dẫu công việc bận rộn, nhưng Tưởng luôn cân đối để có nhiều thời gian cho các hoạt động thiện nguyện. 

Với sự hăng say nhiệt tình hoạt động, Tưởng đã vinh dự được nhận được Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2013; Giải thưởng Tình nguyện Chim Én; cùng nhiều bằng khen của Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thành đoàn Hà Nội, Huyện đoàn Thường Tín…; được trao tặng danh hiệu “Người tốt Việc tốt” năm 2018 cấp thành phố; liên tiếp 3 năm liền (2017, 2018, 2019) được trao tặng giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến Vì cộng đồng do tổ chức tình nguyện SJ Việt Nam và Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam tổ chức…
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Bí thư Đoàn say mê công tác thiện nguyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO