Y tế - Giáo dục

Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật ghép tim thành công ca thứ 15, cứu sống một người đàn ông

Hà Oai 16:57 04/02/2025

Một bệnh nhân trú tỉnh Gia Lai bị suy tim giai đoạn cuối được Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật ghép tim thành công. Trái tim lấy từ một người chết não hiến tặng.

Phẫu thuật 13giờ cứu sống bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Ngày 4/2, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp phẫu thuật ghép tim thành công ca thứ 15 cho một bệnh nhân trú tỉnh Gia Lai bị suy tim giai đoạn cuối.

z6284855132588_102e94253cbf8effb83b0226bba6a37d.jpg
Ekip phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.T.

Trước đó, vào ngày 13/1 Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia có bệnh nhân N.T.T. (SN 1984, trú ở tỉnh Gia Lai) chết não tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hiến tạng. Ngay lập tức, GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cử một ekip vào phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để nhận tạng.

Nhờ quá trình điều phối chặt chẽ và hiệu quả từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, trái tim lên máy bay đúng thời gian theo kế hoạch và hạ cánh an toàn vào lúc 13h03 cùng ngày tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, TP Huế) và được vận chuyển về đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Phạm Như Hiệp, ekip phẫu thuật bắt đầu tiến hành các bước ghép tim và mang lại sự sống cho bệnh nhân vào lúc 14h30 ngày 14/1. Sau phẫu thuật 13giờ bệnh nhân N.T.T. đã được rút ống nội khí quản với tình trạng huyết động ổn định. Hai tuần sau ghép, chức năng tim hồi phục vượt mong đợi với EF đạt 60% và chiều 3/2 đã được xuất viện về nhà.

Bệnh nhân hái cà phê thuê mắc bệnh tim 8 năm

Bệnh nhân N.T.T. (SN 1984, trú ở tỉnh Gia Lai) mắc bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối EF 22%, chức năng tim không cải thiện và chờ đợi cơ hội để được ghép tim trong hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, bản thân làm nghề hái cà phê thuê, vợ buôn bán lặt vặt, 8 năm mắc bệnh tim nên kinh tế cạn kiệt.

Theo anh N.T.T. nhớ lại, ngày đầu khi mới phát hiện bệnh tim cả gia đình như suy sụp, tương lai của 2 con, sức khoẻ của mẹ già không biết nương tựa vào đâu, sự sống của bản thân không biết kéo dài bao nhiêu ngày tháng, gánh gồng trên đôi vai bệnh tật và công việc hái cà phê thuê của chồng, buôn bán lặt vặt của vợ vốn dĩ đã chật vật nay thêm căn bệnh tim khiến khối nợ của gia đình ngày một lớn. Giấc mơ được ghép tim quá xa vời, khi ở Việt Nam số người hiến tạng sau khi qua đời vẫn còn khá hiếm nên anh N.T.T. đã chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất.

z6284855349595_36e0a7404a1f0c226e78504922e33400.jpg
Bệnh nhân N.T.T. đã được xuất viện về nhà trong niềm vui của gia đình.

Vào khoảnh khắc tối tăm nhất, phép màu và tia sáng đã đến với ca ghép tim thành công nhờ có sự điều phối và tích cực hỗ trợ của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, sự phối hợp và giúp sức từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Hãng hàng không Vietnam Airlines, Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh, Công an Thành phố Huế.

Bệnh viện Trung ương Huế xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hiến tạng và gia đình, cảm ơn thành ý tốt đẹp mà họ đã tự nguyện dành để cứu sống người khác mà không vụ lợi hay suy nghĩ gì, họ thực sự là những người mạnh mẽ nhất, kiên cường nhất bởi ngay chính trong nỗi đau tột cùng lại có thể tự mình thắp lên ngọn lửa ấm tình người, nối dài thêm sự sống vốn dĩ đã dừng lại ở thời điểm ấy. Bệnh viện Trung ương Huế cũng xin cám ơn Bác sĩ Dustin Triet Nguyễn (Tổ chức Youth and Hope Foundation) đã tài trợ cho ca ghép tim này cũng như nhiều ca ghép tim trước đó tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới- Bài 1: Hoàn thiện khung khổ pháp lý
    Để văn học nước nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết đang hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự thảo Nghị định đang được ngành văn hóa tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 24/3/2025.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • 3 bến xe lớn của Hà Nội phục vụ hơn 187.000 lượt khách trong dịp Tết Ất Tỵ
    Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 bến xe lớn của thành phố gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón hơn 187.000 lượt khách, tăng 300% - 400% so với ngày thường.
  • Những giai điệu hào hùng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng
    Tối 3/2, chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “95 năm thắp sáng niềm tin” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật ghép tim thành công ca thứ 15, cứu sống một người đàn ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO