Bế Kiến Quốc nhìn từ những góc phố, những số nhà Hà Nội
Trần Quốc Toàn|11/08/2022 08:37
Lời tòa soạn: Nhà thơ Bế Kiến Quốc (1949 - 2002) nguyên Tổng biên tập Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) là người đầy tâm huyết, trách nhiệm cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, với rất nhiều dự định xây dựng và đổi mới Người Hà Nội trên hành trình bước vào thế kỷ XXI. Kỷ niệm 20 năm nhà thơ Bế Kiến Quốc về với miền mây trắng, Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết sâu lắng của nhà văn Trần Quốc Toàn cùng chùm thơ tài hoa của ông.
Tranh của Nguyễn Tân Quảng
1. Đọc thơ Bế Kiến Quốc, bài tôi thích nhất cũng là bài Hà Nội nhất của Quốc - “Điện thoại đường dài”. Một Hà Nội “trong” “mềm mại” “khẽ khàng”, một Hà Nội - lịch lãm, từng trải, mã thượng, như cách ứng xử của hai người yêu nhau trong bài thơ. Nói theo Nguyễn Du, theo ca dao thì có “nết đất” có “tính trời” có nền nã, hào hoa Tràng An trong hai nhân vật thơ ca này. Ít bài thơ được bắt đầu bằng liên từ, chữ “và” nối đời chung ở hai đầu đất nước với thương nhớ riêng của hai người tình: “Và thương nhớ được truyền vào giọng nói/ Anh có em đôi lần qua điện thoại/ Em rất trong rất mềm mại khẽ khàng/ Như nắng vàng buông ngân trong không gian”.
“Giọng nói” hình tượng thính giác, không chỉ thắt buộc hai người yêu nhau, giọng nói còn cởi mở, chỉ dẫn đôi bạn tình hướng tới cõi đẹp kia, nơi nắng vàng ngân nga như hát. Để rồi chính giọng nói con người tạo ra thứ thời tiết thơ ca luân chuyển non sông về một mối, gần gũi “bền chặt” tới mức hai người tình có thể trao nhau bốn mùa thiên nhiên: “Đất nước chúng mình dài, Bắc Nam nghìn dặm đất/ Đường điện thoại mỏng manh thành sợi tơ bền chặt/ Anh đoán chừng thu đã tới ngoài kia/ Qua giọng em mát rượi cả trưa hè”.
Bài thơ mở bằng liên từ đã rất lạ, lại đóng bằng số từ: “Cho tới lúc một đầu dây đã cúp/ Anh đứng đó với niềm xa ngút/ Nghe nhớ thương trải dài trên núi sông/ Gọi thầm em: Năm - bốn - bốn - ba - không...”
Những số đếm tưởng như được tạo ra để tu từ theo lối giảm thiểu, triệt tiêu xa cách chàng Nam nàng Bắc thì hóa ra là số điện thoại thật của tòa soạn Báo Văn nghệ số 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội!
2. Vào năm 1974 khi Quốc đã là một nhà thơ thành danh, được Thủ tướng mời cơm, với đôi mắt buồn, những ngón tay yếu đuối và mái tóc kiểu Êxênhin, nhà thơ trẻ trai của chúng ta lọt mắt xanh liên tài của thi sĩ Xuân Diệu. Anh được Xuân Diệu mời tới 24 Cột Cờ để truyền nghề. Bài học thơ ca ngày một tha thiết hơn để rồi sau đêm thơ khăng khít tay đôi ấy, Bế Kiến Quốc khoe với tôi bài thơ 4 khổ Xuân Diệu viết tặng Quốc trích dưới đây viết về Quốc với chi chít dấu môi hôn:
Buổi chiều hôm ấy đáng muôn hôn
Hôn gió hôn mây với cả hồn
Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng
Hàng cây xanh biếc dưới hoàng hôn
Dun dủi làm sao thế, hỡi em
Chiều nay em khoác áo muôn duyên
Em đi đôi dép xinh đơn giản
Em thật hồn nhiên, rất tự nhiên...
Tôi vẫn nhớ manh “áo muôn duyên” màu hạt dẻ Quốc mặc, hàng ximili, may kiểu blouson thắt eo, áo quần cùng một thứ vải. Nhớ cả đôi dép xinh đơn giản, thứ dép nhựa Tiền Phong đã được ông vá dép nhựa ngã tư chợ Hôm, gần 32 Trần Nhân Tông - phố nhà Quốc, điểm xuyết một đôi lần bằng bút lửa. Nhà 32 Quốc ở suốt thời sinh viên và những năm còn độc thân nằm trên tầng hai, thoáng đãng, rộng rãi có ban công nhìn xuống đường. Bác Dầu của Quốc mở nhóm trẻ tư nhân. Vợ chồng Tố Uyên - Lưu Quang Vũ gửi bé Kít - Lưu Minh Vũ ở đây, vì cặp vợ chồng nghệ sĩ ở khu tập thể Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội số 96A phố Huế, ngay trước cửa chợ Hôm, gầm rạp Đại Nam.
3. Ngày 27/1/2019 nhạc sĩ Trần Tiến kể trên một tờ báo:
“Bài hát “Tùy hứng lý qua cầu” là một kỷ niệm. Ngày gặp nhà thơ trẻ hiền lành Bế Kiến Quốc ở tòa soạn Báo Văn nghệ ngoài Hà Nội, anh chép tặng tôi bài thơ “Điệu lý qua cầu” anh mới viết, thật dễ thương. “Bằng lòng đi em, nhưng má anh đã mất”. Lời thơ dịu dàng, mà buồn ngơ ngẩn. Nhưng chỉ khi xuống miền Tây, được nghe trẻ con hát đồng dao “Bằng lòng đi em, anh về quê rước má lên liền” tôi mới hiểu, anh cũng tùy hứng điệu dân ca “Lý qua cầu” của đồng bằng Cửu Long một cách rất riêng. Câu kết thật đẹp: “Mỗi khi nhớ em, buồn muốn khóc/ Mình anh ca điệu lý qua cầu”. Tôi đã dùng duy nhất câu thơ này, để kết thúc bài hát của tôi. Tôi hàm ơn anh vô cùng. Tuy vậy, đêm qua nhậu, có người nhắc: “Sao không đề tên Bế Kiến Quốc là đồng tác giả bài hát”. Ừ nhỉ. Tôi thật có lỗi, nhất là anh đã không còn ở với chúng ta. Nhưng biết nói sao đây. Đề tên anh vào đâu, khi lâu rồi không ai mời tôi in tập nhạc cả. Nhạc in không bán được vì có mấy người đọc được nhạc, kể cả ca sĩ nổi tiếng. Mọi người đều nghe và hát theo Google - Youtube […] Tôi sẽ tìm cách tạ lỗi với các anh Bế Kiến Quốc, Lưu Quang Vũ… Chắc phải tự bỏ tiền ra in nhạc, để công bố với mọi người”.
Về tùy hứng này người viết bài có tham gia công việc hậu đài. Có lần Quốc vào Nam công tác đang ở TP. Hồ Chí Minh, tôi từ Đồng Tháp lên tìm thì đã sập tối. Biết Quốc ở ngay trụ sở Báo Văn nghệ 43 Đồng Khởi, dẫu tối vẫn tìm đến. Quốc có trong nhà 43 mà không được gặp! Là vì, theo nội quy cơ quan, buổi tối không ai được ở lại. Quốc xin ở lại để sử dụng cái máy chữ, cho nên phải đồng ý để được ở hẳn trong ấy, khóa cửa ngoài, ngoại bất nhập, nội bất xuất. Vậy là chúng tôi, “anh đứng trong cửa sắt/ em đứng ngoài cửa sắt...” mà đọc thơ mới viết cho nhau nghe. Bài chép dưới đây là bài Quốc đã trao tay qua cửa sắt đêm ấy: “Bằng lòng đi em… Nhưng má anh đã mất/ Mịt mù xa Nam Bắc khó đưa dâu/ Bằng lòng đi em… Nữa mai rồi cách mặt/ Chuyện tâm tình muốn nói dễ chi đâu!/ Bằng lòng đi em… Dẫu chỉ nhờ câu hát/ Có chiếc xuồng ba lá của riêng nhau/ Bằng lòng đi em… Mỗi khi buồn đến khóc/Một mình anh ca điệu lý qua cầu…” (Cao Lãnh 16/7/1984, Điệu lý qua cầu, lấy từ di cảo “Lời nói”, tập thơ tình chưa xuất bản).
Chắc ai cũng nhận ra trong bài thơ trên những câu chúng ta đã nghe đến thuộc lòng qua ca từ “Tùy hứng lý qua cầu” của nhạc sĩ Trần Tiến, những câu khởi nhịp “bằng lòng đi em” và những câu đẩy dòng nhạc lên cao trào “mỗi khi buồn đến khóc/ một mình anh ca điệu lý qua cầu”. Đã có lần tôi viết về sự đồng điệu giữa thơ và nhạc, viết như một người yêu thơ cám ơn người đã tìm cho tứ thơ mình yêu một vóc dáng mới, đời sống mới - Quốc là vậy, “Bằng lòng đi em… mỗi khi buồn đến khóc/ Một mình anh ca điệu lý qua cầu”, muốn khóc nhưng vì người nghe chúng ta mà hát lên như thế. Nhạc sĩ Trần Tiến là người nhận ra hơi oán bị nuốt đi kia, ông đã đưa thơ Bế Kiến Quốc vào “Tùy hứng lý qua cầu” của mình và nước mắt đã vỡ thành lời ca...
4. Tùy hứng thơ nhạc này cũng có nhịp, có vần ở nhà tôi 25 phố Hàng Thùng vì cây bút trẻ Thu Nguyệt, người Cao Lãnh có ở đó vài ngày với các anh chị, các em, các cháu tôi khi cô ra Hà Nội chờ thi vào trường viết văn Nguyễn Du trên Quảng Bá. Mà Thu Nguyệt chính là vai “em” trong bài thơ “…mỗi khi buồn đến khóc kia”. Nhà thơ 2 lần “nhỏ xíu” (anh thấy em nhỏ xíu/ nhỏ xíu anh thương) kể: “Đối với tôi, anh Quốc là một người anh, một người thầy, một người bạn thơ vô cùng thiêng liêng. Tôi may mắn được gặp anh vào năm 1984, trong trại sáng tác văn học Đồng Tháp lần thứ Nhất. Năm ấy, tôi là một con bé nhà quê, sinh viên trường sư phạm, mới tập tễnh bước vào lĩnh vực văn chương, tôi đã được anh tận tình chỉ bảo. Anh đã dạy tôi từ cách đọc và hiểu thế nào là một bài thơ hay đến những kỹ thuật sơ đẳng nhất của một người sáng tác. Anh đã mất rất nhiều ngày và đêm thức trắng để chép và viết bằng tay (anh từ Hà Nội đi công tác vào Nam nên không có máy đánh chữ) một quyển sổ những bài thơ hay của Việt Nam và thế giới từ xưa đến nay, và gần trăm trang “giáo án” về phương pháp sáng tác để tặng cho tôi. Xúc động nhất là những “bài học vỡ lòng” về phương pháp sáng tác mà anh tự nghĩ ra, đúc kết kinh nghiệm xưa nay của mình để cung cấp cho tôi kiến thức, chỉ vẽ cho tôi cách làm thơ như thế nào. Tôi còn nhớ rất rõ những trang viết ấy có nhiều chữ bị nhòe vì mồ hôi của bàn tay anh. Tôi còn được anh giao giữ bản thảo tập thơ “Lời nói”. Kể từ ngày 2/8/2006 tập thơ này sẽ thuộc bản quyền sở hữu của gia đình nhà thơ Bế Kiến Quốc”.
Khúc tùy hứng đã có hậu, đã “châu vế hợp phố”. Hạt châu đã sáng hơn nhờ ứng xử đẹp của đồng tác giả Trần Tiến! Ông viết thư cho vợ Bế Kiến Quốc, nhà thơ Đỗ Bạch Mai: “Chào chị Bạch Mai… xin chị cho một số giấy tờ liên quan đến thủ tục cần thiết, để tôi gửi ngay lên Trung tâm bản quyền Âm nhạc (bản photo CMND của chị, giấy kết hôn và số tài khoản ngân hàng...) để truy lĩnh phần bản quyền gia đình đáng được hưởng từ lâu”.
5. Nếu tính bằng Hà Nội mới, mở mãi lên phía Tây có núi Ba Vì thì sự gắn bó với Hà Nội của Bế Kiến Quốc sâu đậm hơn, nhiều từng trải hơn. Năm 1970, Quốc từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về khởi nghiệp văn từ phòng sáng tác, Sở Văn hóa Hà Tây, cùng phòng với những tên tuổi đã lừng danh - nhà thơ Trần Lê Văn, Hoàng Tố Nguyên, Vân Long. Từ phòng sáng tác, Quốc lên Sơn Tây tìm người viết kiểu tay súng tay bút, tay liềm tay bút… để gầy dựng phong trào văn học địa phương. Anh gặp tôi, tay phấn tay bút đang dạy học. Chúng tôi thành bạn.
Từ đấy mỗi khi lên Sơn Tây, Bế Kiến Quốc “sát cánh” trong phòng văn mái tranh vách đất của tôi, rộng vài mét vuông, thuộc khu tập thể giáo viên, dưới một tán bàng cổ thụ, cách thành cổ đá ong Sơn Tây chỉ một mặt đường nhựa.“Toàn - Quốc” chung một giường cá nhân.
Một đêm thao thức vì… chật, tôi nhường giấc ngon, ngồi đọc thơ Quốc trong sổ tay của anh đang mở trên mặt bàn kê liền bên giường. Tôi chép lén vào sổ tay của mình bài “Hoa huệ trắng bức tường cũng trắng/ Sao bóng hoa trên tường lại đen…” để rồi ít ngày sau đem khoe với những người bạn còn đang học văn khoa sư phạm, thi phẩm giấu ngăn kéo, thi phẩm ngoài luồng, chưa thể in trong thời chiến vì buồn quá! Bài thơ chép lén đã lan tỏa theo lối truyền tay, truyện miệng, để nó được tam sao, tứ sao hình thành phiên bản mang tên tác giả nước ngoài, như là cách ngụy trang để bài thơ có thể được phổ biến. Và khi hòa bình lập lại, thơ tình, kể cả thất tình được công khai, thì “Hoa huệ trắng…” có tới 2 bản in khác nhau, một có tên tác giả thật, tác giả “chính chủ” Bế Kiến Quốc. Bản kia có tên tác giả ảo, tác giả cậy nhờ Henrich Hainơ!
Những khác biệt giữa nguyên bản và phiên bản kiểu này đã từng có trong văn học Việt Nam. “Hỡi cô tát nước bên đàng…” của Bàng Bá Lân, “…Em ơi chua ngọt đã từng/ Non xanh nước biếc xin đừng quên nhau” của Á Nam Trần Tuấn Khải, chẳng có lúc đã thành ca dao, sáng tác tập thể! Cả Bàng Bá Lân, Trần Tuấn Khải, Bế Kiến Quốc đều đã từng là cư dân Hà Nội.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
“Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
“Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Ngày 11-12, Quận ủy Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Tây Hồ; tổng kết công tác dân vận năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các quyết định công nhận Lễ hội Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP Huế) và Nghề làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, thời gian tới, chính quyền Thành phố sẽ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó có việc cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đã được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TU, Chương trình 06-CTr/TU.
Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây sẽ thu phí các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào tham quan.
Thực hiện Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 thuộc thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội); UBND Thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện.
Thành phố Hà Nội quyết tâm tiếp tục đổi mới tư duy, phát huy tinh thần năng động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để đưa Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ, toàn diện, xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô của đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Trình bày Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tại kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, Hà Nội đã đạt nhiều thành tựu nổi bật năm 2024, trong đó văn hóa, con người được quan tâm đầu tư, an sinh xã hội bao phủ toàn diện.