Các Sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP, UBND huyện Gia Lâm có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện công tác quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch Bát Tràng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Khách du lịch đến tham quan làng nghề Bát Tràng.
Hiện, xã Bát Tràng có gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt trên 50 triệu đồng/người/năm… Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách đến tham quan…
Một trong những điểm hấp dẫn đối với du khách khi đến Bát Tràng là vừa được khám phá, tìm hiểu tài nghệ của những nghệ nhân làm gốm nơi đây, vừa được trải nghiệm, tìm hiểu các công đoạn làm gốm thủ công độc đáo.
Việc công nhận "Điểm du lịch" này sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như DN vào hoạt động du lịch của Bát Tràng, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch địa phương.
Được biết, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Italia… Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến như gốm sứ đời Lý, đời Trần, đời Mạc…; khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc