Văn hóa – Di sản

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi

Hương Giang 24/03/2024 18:30

Sau 5 năm thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi”, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được sự đồng tình của các nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, các trường học… và góp phần giáo dục thế hệ trẻ hiểu được những giá trị của Bài Chòi

433783145_1508434143350058_4389772277864514522_n.jpg
Biểu diễn nghệ thuật Bài Chòi tại hội nghị tổng kết Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2023”.

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức hội nghị tổng kết Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2023”.

Bài Chòi là sự sáng tạo, sự thích nghi và trở thành một trong những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm chất sân khấu, đầy tính ngẫu hứng được nhiều người dân vùng nông thôn tham gia hưởng ứng. Cách thức và không gian trình diễn nghệ thuật Bài Chòi mỗi nơi có một lối chơi riêng, mang truyền thống của từng vùng nhưng tựu chung vẫn thể hiện đầy đủ các yếu tố giải trí, cầu may và đời sống tinh thần cộng đồng trong cuộc vui.

Sau 5 năm thực hiện, Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019- 2023” đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sự triển khai thực hiện của ngành Văn hóa và Thể thao, sự phối hợp chặt chẽ của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sở, ngành đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện đề án. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn, đồng thời quần chúng nhân dân cũng tham gia hưởng ứng nhiệt tình góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi.

Các địa phương ở Thừa Thiên Huế tập trung tham gia với nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá và thành lập hàng chục CLB Bài chòi với nội dung sinh hoạt phong phú vừa nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, vừa đưa di sản nghệ thuật Bài Chòi đến gần hơn với cộng đồng. Hiện nay, nghệ thuật Bài Chòi đang được thực hành tại các xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), thị trấn Phú Lộc, xã Vinh Hưng, xã Vinh Mỹ, xã Vinh Giang (huyện Phú Lộc), thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) và xã Hương Lộc (huyện Nam Đông)...

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương tập huấn hát Bài chòi cho những người yêu thích và gần 300 giáo viên bộ môn âm nhạc, tổng phụ trách cùng học sinh ở các trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp cùng ngành GD&ĐT đưa di sản Bài Chòi vào dạy lồng ghép bộ môn âm nhạc cũng như các chương trình ngoại khóa của các trường để giới thiệu, truyền dạy cho các em học sinh, từ đó giúp các em có khả năng thực hành biểu diễn, cảm thụ những làn điệu Bài Chòi, bồi đắp giá trị thẩm mỹ và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự tiếp nối trong việc bảo vệ và phát huy di sản đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật Bài chòi cũng gặp nhiều thách thức, trong đó có môi trường, không gian diễn xướng và lớp nghệ nhân thực hành nghệ thuật Bài chòi dân gian ngày càng ít. Từ thực tế đó, Sở VH&TT kiến nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục cho thực hiện đề án đến năm 2030, đồng thời sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế phù hợp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản Bài chòi dân gian.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà đề án đã đạt được. Thổi hồn và giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được những giá trị của Bài Chòi, bên cạnh đó đưa Bài Chòi vào các sản phẩm du lịch để phục vụ du khách…

2024.3.20.tongketdeanbaichoi1.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị.
2024.3.20.tongketdeanbaichoi3.jpg
Các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi của đề án được ghi nhận.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị ngành văn hóa và thể thao tiếp tục xây dựng đề án trong giai đoạn tiếp theo, cần có đánh giá cụ thể, có bộ chỉ tiêu trong xây dựng đề án, tập trung rà soát tham mưu bộ cơ chế chính sách để phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi. Qua đó, làm tốt công tác sưu tầm, hệ thống hóa các dữ liệu của Bài Chòi và chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá cho các giá trị của bài Chòi. Đồng thời, tạo môi trường để phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi, xây dựng nguồn nhân lực để bảo tồn và phát huy các giá trị của bài Chòi…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO