Bảo vệ Di sản mo Mường trước nguy cơ mai một: Bài học từ ''El Día de los Muertos''

Hanoimoi| 28/08/2022 07:18

Đối với cộng đồng nhiều khu vực trên thế giới, cái chết thường gợi cảm giác đau thương, ảm đạm. Nhưng tại Mexico, nhiều cộng đồng bản địa lại coi đó là chủ đề một lễ hội để đón linh hồn người thân đã khuất trở về Trái đất.

Với tên gọi “El Día de los Muertos” (tạm dịch là “Ngày của người chết”), được tổ chức từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 hằng năm, lễ hội này bao gồm nhiều hoạt động diễn ra trong bầu không khí vui vẻ, hân hoan. Đây cũng là thời điểm thu hoạch ngô hằng năm, cây lương thực chính của đất nước.
Bảo vệ Di sản mo Mường trước nguy cơ mai một: Bài học từ ''El Día de los Muertos''
Cúc vạn thọ là loài hoa chủ yếu được sử dụng trong lễ hội “El Día de los Muertos”.

“El Día de los Muertos” có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của nhiều cộng đồng bản địa của Mexico. Họ tin rằng cái chết chỉ là một giai đoạn trong sự liên tục vô biên của cuộc đời. “Thể xác là tạm thời, linh hồn là vĩnh cửu”, thay vì lo sợ cái chết, họ chấp nhận nó như một điều hiển nhiên. Sau khi linh hồn lìa khỏi thân xác sẽ tập trung ở nơi vĩnh hằng để yên nghỉ và đợi đến ngày trở về thăm thân nhân.

Quan điểm này trái ngược với phần lớn cộng đồng các dân tộc khác trên thế giới, khi coi cái chết là sự kết thúc. Chính vì vậy, khi người Tây Ban Nha tới Mexico và biến nơi này thành thuộc địa, họ đã xem “El Día de los Muertos” như một nghi lễ ma quái và tìm mọi cách xóa bỏ nó. Tuy nhiên, với lập trường vững vàng của người Mexico, “Ngày của người chết” được gìn giữ tới tận bây giờ. 

Trước đây, “El Día de los Muertos” được tổ chức vào mùa hè, song sau đó, người Tây Ban Nha đã chuyển sang mùa đông để phù hợp với thời điểm diễn ra một số lễ của đạo Công giáo. Trong 3 ngày từ 31-10 đến 2-11, người Mexico thường dọn dẹp, phát quang mộ phần của người thân. Sau đó, họ bày cúc vạn thọ, nến và đồ cúng dọc theo con đường dẫn từ nghĩa trang đến nhà của họ để dẫn linh hồn của người đã khuất trở về.

Theo tín ngưỡng của người bản địa, ngày 31-10 cánh cửa nối liền 2 thế giới sẽ được mở. Ngày 1-11 là thời điểm linh hồn những đứa trẻ quay về. Còn ngày 2-11 là thời điểm dành cho những người quá cố đã lớn tuổi. Thông qua nghi lễ đặc biệt, những món ăn truyền thống như bánh mỳ trứng, muối, nước ngọt và một số loại trái cây tươi theo mùa như quýt, ổi và mía cùng những loại thực phẩm mà người đã khuất từng yêu thích khi còn sống sẽ được chuẩn bị để dâng lên điện thờ. Tất cả các khâu đều được thực hiện một cách chu đáo, vì người Mexico tin rằng người đã khuất có khả năng phù hộ và mang đến sự may mắn cho những người còn sống trong gia đình. 

Cuối tháng 10, có rất nhiều du khách nước ngoài tới Mexico để tham dự lễ hội tưởng nhớ người chết, cùng hòa mình vào những màn trình diễn hóa trên đường phố. Tại đây, từ những món đồ chơi và đồ trang trí bằng giấy cho đến những chiếc bánh mỳ, kẹo với hình dáng đầu lâu... đều mang thông điệp ý nghĩa: “Cái chết thật sự không đáng sợ”. Mỗi năm, lễ hội lại khoác lên mình một “chiếc áo” độc đáo và ấn tượng hơn, thể hiện bản sắc riêng của từng vùng miền ở Mexico. Điều này trở thành yếu tố kích thích sự tò mò và tạo sức hút lớn đối với khách du lịch.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều người nước ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sắc thái truyền thống của “El Día de los Muertos”. Alma Ascencio, đại diện của các nghệ nhân tại Arocutin cho biết: “Du lịch đang có nguy cơ làm biến dạng mọi thứ. Để thu hút du khách, một số địa phương đã thay đổi hình thức tổ chức các nghi lễ. Ví dụ như âm nhạc và rượu sẽ làm giảm bớt tính trang nghiêm của ngày này. Thực tế, đây là một lễ tưởng niệm mang tính riêng tư chứ không phải lễ hội ồn ào. Người ta có thể tổ chức các hoạt động náo nhiệt trên đường phố để phục vụ khách du lịch. Nhưng lễ nghi trong mỗi gia đình để hướng tới người đã khuất nên được gìn giữ theo đúng phong tục”.

Theo ông Alma Ascencio, nhiều khách du lịch đã nhầm “El Día de los Muertos” với lễ hội Halloween. Họ đã mặc trang phục Halloween theo tập quán của các quốc gia khác tới Mexico để tham dự “Ngày của người chết” và gây ảnh hưởng tới lớp trẻ của địa phương.

“Khi nhận thấy lễ hội đứng trước nguy cơ bị mai một và biến dạng, nhiều địa phương đã bắt tay vào việc gìn giữ và bảo tồn thông qua giáo dục lớp trẻ, làm sổ tay giới thiệu với du khách về “El Día de los Muertos” để họ phân biệt với các lễ hội tương tự ở những quốc gia khác. Hằng năm, vào những ngày này, những người lớn tuổi trong làng sẽ đến các nhà để quan sát khâu chuẩn bị cũng như các bước tiến hành nghi lễ đón người đã khuất trở về. Họ có trách nhiệm góp ý, nhắc nhở để các gia đình thực hiện lễ “El Día de los Muertos” theo đúng truyền thống” - ông Alma Ascencio chia sẻ. 

Trải qua hàng nghìn năm, “El Día de los Muertos” được coi là lễ hội của tình yêu thương và niềm vui. Tinh thần của lễ hội đã lan tỏa sang một số quốc gia khác thuộc khu vực Mỹ Latinh, Mỹ và Philippines... Với những giá trị nhân văn này, lễ hội “Ngày của người chết” đã được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Bảo vệ Di sản mo Mường trước nguy cơ mai một: Bài học từ ''El Día de los Muertos''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO